Tuesday, June 12, 2012

Triễn lãm và tranh luận ảnh phụ nữ xưa...

Thiếu nữ Đà Lạt xưa ở trần trong đời thường...

Những bức ảnh "độc" về thiếu nữ người Lạch xưa sống ở trần tại vùng đất Đà Lạt ngày nay đã được nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Lê Phỉ (82 tuổi, hiện trú tại đường Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt) ghi lại với những khoảnh khắc rất đời thường cách đây tròn 60 năm.

< Bên mái hiên nhà...

Theo cụ Phỉ, thời đó người Lạch - một tộc người có mặt đầu tiên ở Đà Lạt - vẫn còn sinh sống ở những vùng ven Trung tâm TP Đà Lạt ngày nay. Hằng ngày, họ vào rừng săn bắn, kiếm củi gùi ra trung tâm TP Đà Lạt bán cho người Kinh lấy tiền mua thực phẩm.

Tây nguyên huyền diệu
Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa

< Theo điệu kèn bầu...


< Theo cụ Lê Phỉ, người Lạch ở Đà Lạt xưa kia xem việc không mặc áo là bình thường.

Thời điểm này, những chàng trai, cô gái người Lạch coi chuyện không mặc quần áo là điều bình thường, họ thả sức ngắm nhìn cơ thể gợi cảm của nhau, trai gái yêu nhau thường ra rừng tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện “ăn cơm trước kẻng”.

< Một thiếu nữ tỏ ra e ngại trước ống kính máy ảnh, vội vã bỏ chạy khỏi dòng suối đang tắm (Không hẳn họ e ngại vì bị chụp ảnh - cái sợ ngày ấy do quan niệm máy ảnh có thể 'bắt hồn').

Vào mỗi buổi chiều, trên đầu nguồn con suối Lạch dẫn về hồ Xuân Hương ngày nay lại nhộn nhịp tiếng cười đùa, trêu chọc của những thiếu nữ, chàng trai. Họ khỏa thân tắm chung hồn nhiên như những đưa trẻ lên 3 mà không phút bận tâm chuyện mình đang không một mảnh vài che thân.

< Cô gái nhỏ ở trần ngồi dệt lụa và rất tự tin trước ống kính. Cụ Phỉ cho biết, bức hình này cụ chụp tại một gia đình thuộc ngoại ô Đà Lạt vào sau năm 1954.

< Một phụ nữ tai căng tròn, đang địu con (cháu) trên lưng được cụ Phỉ chụp tại khu vực giáp ranh giữa TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương ngày nay.

< Chàng trai người Lạch đeo khuyên tai, cầm tẩu hút thuốc trông dáng vóc uy nghi như một tù trưởng được miêu tả trong các sử thi Tây Nguyên.

< Thời bấy giờ, nam nữ người Lạch đều có một tẩu hút thuốc.

< Một con voi đưa người qua suối Lạch về bản.

Tranh luận về ảnh khỏa thân thời Pháp thuộc

“Chất lượng ảnh đã giảm sút do bị chụp lại nhiều lần, song những gì còn lại vẫn cho thấy bản gốc rất đẹp” - nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nói về những bức ảnh nude thời Pháp thuộc.

Không phải nhân học hình ảnh

Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937).

Sau đó, chúng được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Ông Philippe Chaplain đã cho Tạp chí Xưa và Nay mượn bộ sưu tập của mình.

Theo quan điểm của ông Hữu Bảo, những bức hình đó rất chuẩn về bố cục lẫn ánh sáng, đường nét, đồng thời sinh động. Các ảnh này đã được trưng bày trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức hồi đầu năm 2010.

Tuy nhiên, những ảnh nude này cũng gây tranh cãi. Những tranh luận về nhóm ảnh khỏa thân chủ yếu xoay quanh việc các nhân vật trong ảnh liệu có bị ép buộc cởi đồ để chụp những bức hình hở hang như thế hay không.

Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng đó là những tấm hình dàn dựng phi thực tế trong chủ ý dã tâm của người Pháp. Người dân do đó phải tuân thủ mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của chủ.

Ý kiến ngược lại cho rằng những bức ảnh đó chỉ là tác phẩm của những người muốn Á Đông hóa, An Nam hóa đề tài nude - một đề tài mỹ thuật hàn lâm vốn luôn được mến chuộng. Bố cục của các tác phẩm cũng được phân tích là quen thuộc và nhan nhản trong nghệ thuật cổ điển. TS Đào Thế Đức - thư ký tòa soạn Tạp chí Xưa và Nay, nói: “Giờ đây, nếu nhìn tổng thể những bức ảnh đó, chúng ta cũng không thể nói đích xác chúng được bố trí hay không và bố trí đến đâu”.

Tuy nhiên, theo TS Đức, đó chắc chắn không phải là những tư liệu nhân học hình ảnh. Ông cho biết: “Nhân học hình ảnh phải do người dân tự thể hiện. Nhờ đó, những bức ảnh, thước phim cho thấy rõ người dân thực sự muốn thể hiện mình ra sao. Nó hoàn toàn không phải cái nhìn của người ngoài cuộc. Trong khi điều thấy rõ trong những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu”.

TS Đức cho rằng những tác phẩm này không chỉ không do người dân tự chụp mà còn ít khả năng do người Việt chụp. Nó chính là những bức ảnh do người Pháp chụp với tinh thần Tây phương dễ nhận thấy. “Thời đó, chắc chỉ có mấy ông Tây mới bắt đàn bà con gái lột trần ra chụp ảnh như vậy thôi”.

Hoàn toàn không gợi dục

Song, điều kỳ lạ là những bức nude trên hoàn toàn không có tính gợi dục. “Tôi đã nói chuyện với một số người trong triển lãm, nhưng không ai cho rằng những tác phẩm này dung tục cả”, ông Hữu Bảo cho biết. Tuy nhiên, những tạo hình khó có thể coi là như trong cuộc sống thông thường. Một người mẫu gánh nước nhưng yếm lại trật ra hở ngực. Mấy phụ nữ cùng ngồi quanh tẩu thuốc và cũng hở ngực một cách lạ thường.

Bản thân TS Đào Thế Đức cũng khá ngạc nhiên vì sự “cởi trói” của những mẫu nữ trong khuôn hình. “Chúng ta có văn hóa phồn thực. Nhưng sự phồn thực này nằm trong các nghi lễ, mà phần nhiều được nhà nghiên cứu Toan Ánh ghi lại thành sách. Tuy nhiên, nếu ngoài nghi lễ phồn thực thì mọi chuyện lại rất khe khắt. Chính vì thế, nếu người phụ nữ có thai sau lễ hội phồn thực làng La thì không sao, thậm chí còn được coi là may mắn. Nhưng nếu bình thường, người phụ nữ đó chắc chắn khó thoát khỏi hình phạt gọt đầu bôi vôi”.

Một vài khuôn mặt lặp lại của thiếu nữ nude tại một số bức ảnh dạng tư liệu khác khiến nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nghĩ đến việc đây chính là người mẫu. Tuy nhiên, tại sao họ lại dám chụp những bức ảnh không có điểm gì chung với Nho giáo như vậy, điều này cũng còn bí ẩn. Nhưng dù sao đi nữa, những ảnh nude này vẫn mang giá trị tư liệu đặc biệt. Nhất là khi chúng còn được người Pháp dùng làm bưu thiếp - một phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc địa.

“Rõ ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá. Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1 m 50.

Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung - Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.

Trong những bức ảnh đó, các thiếu nữ nhìn thẳng không e ngại. Nhưng họ cũng không hề có các tạo dáng khó, phô diễn đường cong lựa theo ánh sáng. Chúng gợi một cảm giác mộc mạc, chân phương, dễ mến. “Đây là phong cách chụp rất phổ biến của những bức ảnh nude chụp vào thế kỷ 19”, nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú - cũng là người đã theo học nhiếp ảnh tại Hà Lan trong 2 năm, cho biết.

- Tổng hợp từ Khắc Lịch (Bee), Trinh Nguyễn (báo Thanhnien) và nhiều nguồn ảnh cổ khác.

No comments:

Post a Comment