Trưa nay mình đã "vào chuyến phượt", một chuyến mà đã lỡ hẹn đôi ba lần với nhà xe.
Chuyến này khá dài và có thể nhiều chông gai. Bọn mình sẽ cố gắng vượt qua và khám phá những ngóc ngách tiềm ẩn cảnh đẹp trên lộ trình đã dự định.
Các địa danh chính bọn mình dự định sẽ qua là:
- Thành phố Đà Nẳng: tham quan bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân và các ngóc ngách, biển Lăng Cô, khu vực núi Ngũ Hành Sơn...
- Rời Đà Nẳng hướng về thị trấn Thạnh Mỹ, tham quan các cảnh đẹp trên cung đường này (ví dụ như Khe Lim...).
Từ Thạnh Mỹ sẽ đi Prao theo QL14 (đường Hồ Chí Minh) > qua Azứt - Tây Giang > Bha Lê > A Tép > tham quan đèo Bà Lệch > hầm A Roàng 1 và 2.
- Rời Thạnh Mỹ đi Thị Trấn Khâm Đức: qua A Sanh > A Sờ, thị trấn Thạnh Mỹ > cầu Thạnh Mỹ > thác Grăng (huyện Giằng - Nam Giang) - thăm thác Nước Lang, thác Bà hoàng Mô- ních.
- Rời Khâm Đức đi Tam Kỳ theo đường 14E > Phước Hiệp > Hiệp Đức > Thị trấn Tân An > Quế Thọ > đi xã Bình Lâm. Qua TL615 đi Eo Gió > Tam Kỳ. Tại Tam Kỳ nếu còn thời gian sẽ tham quan Tháp Chiên Đàn, Biển Tam Thanh... rồi lên openbus về lại TPHCM.
Đường Hồ Chí Minh heo hút sẽ khó khăn với người lữ khách nhưng chắc chắn là vẻ đẹp thiên nhiên từ cung đường phía Tây đất nước sẽ vô cùng ấn tượng với bất kỳ ai đã đến, sẽ đến vùng đất hoang sơ này.
Cũng như mọi lần: khi mình "đi vắng" thì sẽ không thể cập nhật cho đến lúc mình về - chuyện post bài nóng "trên từng cây số" vẫn còn là điều ngoài tầm tay với của mình, xin các bạn thông cảm.
Mong rằng chuyến đi sẽ bình an, về lại có "một tỷ chuyện" để kể cùng mọi người. Chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các bạn, những người yêu , thích phượt và du lịch bụi mạo hiểm.
Lên đường với chuyến phượt đầu năm
-
Số 1 về Du lịch: Cung cấp các Chương trình Tour Du Lịch 2016, Dịch vụ Du Lịch, Bán Vé Máy Bay, Cho thuê xe du lịch, Làm Visa, Khách sạn giá rẻ.
Tuesday, February 28, 2012
Monday, February 27, 2012
Khám phá thác Tiên
Nằm giữa rừng già nguyên sinh Đèo Gió (thuộc địa phận xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, Hà Giang), thác Tiên mang một vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, vừa hoang sơ vừa tươi trẻ.
Thác Tiên là thác đôi, nguồn nước của thác chính là dòng suối Tả Ngán bắt nguồn từ xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà, Lào Cai ở độ cao trên 1.403m so với mực nước biển. Suối Tả Ngán chảy qua 9 thôn, xã của huyện Xín Mần với chiều dài 45km. Đến địa phận thôn Ngam Lâm, từ độ cao trên 70m dòng suối chảy theo vách núi Đèo Gió tạo ra hai dòng thác lớn song song, đổ xuống diện tích mặt nước dưới chân thác gần 130m². Từ trung tâm huyện lỵ Xín Mần - thị trấn Cốc Pài, chạy xe 17km qua những con đèo lắt léo, uốn lượn quanh co cao dần, bạn sẽ đến thác Tiên.
< Đường lên thác Tiên.
Theo tiếng Nùng, thác được gọi tên Văng Táng Tinh, có nghĩa nước từ một hố nước lớn chảy ra. Thác Tiên còn được gọi là thác Gió vì dưới chân thác lúc nào cũng có gió thổi rất mạnh, đưa làn hơi nước mỏng nhẹ bay lơ lửng khắp không gian xung quanh. Thác có lưu lượng nước lớn và khá ổn định, cung cấp và điều hòa nước tưới tiêu cho người dân quanh vùng và là nơi phòng hộ đầu nguồn quan trọng.
Trước đây, thác Tiên ít được biết đến do không có đường đi xuống, người dân phải bám cây rừng rậm rạp tìm đường đi.
Từ khi những bậc thang ximăng rộng được xây nên, việc đi lại rất dễ dàng. Ngay khi đặt chân lên bậc thang đầu tiên xuống thác, không khí mát lạnh ùa đến, cảm giác như đang bước vào một không gian hoàn toàn khác.
Du khách chỉ mất vài phút để men theo những bậc thang dốc dần, và trước mắt, giữa màu xanh ngút ngàn của rừng già hoang sơ là dòng thác đôi trắng xóa, đổ dốc thẳng xuống vách đá nhưng không ầm ào, hung dữ mà mềm mại, réo rắt. Hơi lạnh tràn ngập khắp không gian và luồng hơi nước trong lành, tươi mát từ con thác chốc chốc lại được gió thổi đi, ngỡ như mưa bụi.
< Cây cầu cong cong vắt qua suối đưa bạn đi tham quan một vòng suối và chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ của rừng già.
Nước suối dưới chân thác lặng, yên bình và trong vắt quanh năm, nhìn thấu tận đáy. Suối nông nên du khách cứ thế ùa xuống chơi đùa, chụp ảnh thoải mái nhưng nước rất lạnh nên chỉ đứng một lúc là phải lên ngay. Một cây cầu cong cong được xây vắt qua suối, từ đây có thể men theo lối đi ximăng có tay vịn để tham quan một vòng suối và chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ nơi rừng già rậm rạp.
Ở cuối dòng suối là con đập chắn ngang, nơi dòng nước lặng lờ trôi qua rồi bất ngờ đổ ào xuống dưới. Có những ụ tròn để khách tham quan có thể đi qua đập dễ dàng, nhưng nếu muốn bạn hãy cởi giày ra và đi chân trần trong làn nước mát lạnh, cảm giác sẽ rất thích thú.
Vào dịp cuối tuần hay nghỉ lễ, người dân quanh vùng thường rủ người thân, bạn bè đến đây picnic, vui chơi, tận hưởng thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ và không khí trong lành để đầu óc thư thái, quên đi những mệt mỏi, ưu phiền. Các nhóm, gia đình thường mang theo gà, thịt heo để nướng ăn cùng cơm, xôi hoặc đi kiếm măng, các loại rau rừng để chế biến thêm. Trái cây được rửa dưới suối rồi ngâm trong làn nước suối lạnh, khi ăn có cảm giác mát lành như vừa đặt trong tủ lạnh.
Hiện tại nơi đây đã quy hoạch một điểm dừng chân phục vụ khách du lịch tham quan, khám phá rừng nguyên sinh đại ngàn. Khu du lịch nghỉ dưỡng và khám phá Đèo Gió - thác Tiên cũng đang được xây dựng với một nhà sàn truyền thống, bãi đỗ xe xuống thác và hệ thống nhà nghỉ nhỏ.
Cuối năm ngoái, người dân ở đỉnh Đèo Gió đã nuôi thử nghiệm thành công loài cá nước ngọt hồi vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ và châu Á. Đây là vùng núi có nhiều suối, dòng nước nuôi rộng và khí hậu mát lạnh nên cá hồi vân sinh trưởng rất tốt. Vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, cá hồi vân vừa góp thêm một món ăn ngon vào bộ sưu tập đặc sản dân tộc của Xín Mần.
Rừng già nguyên sinh Đèo Gió nằm trên độ cao 1.480m, diện tích 796ha, tạo cho Xín Mần một cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và bí ẩn. Hệ động thực vật phong phú, đa dạng về thành phần chủng loài với hơn 3.000 loài cũng như số lượng cá thể. Rừng có nhiều nhóm gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, giổ, de, kháo, sồi, dẻ, mỡ… trong đó có 300 cây có tuổi 500 năm với đường kính lên đến 2m.
Trong rừng còn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, báo, hươu, nai, hoẵng, sơn dương, sóc bay, lợn rừng, cầy hương, gà rừng…, các loài chim quý như họa mi, chào mào, cắt, én đỏ, xanh, vàng…
Với những giá trị nhiều mặt về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, năm 2009 thác Tiên - Đèo Gió được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch xếp hạng là di sản thiên nhiên quốc gia.
- Theo TTO, internet
Thác Tiên là thác đôi, nguồn nước của thác chính là dòng suối Tả Ngán bắt nguồn từ xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà, Lào Cai ở độ cao trên 1.403m so với mực nước biển. Suối Tả Ngán chảy qua 9 thôn, xã của huyện Xín Mần với chiều dài 45km. Đến địa phận thôn Ngam Lâm, từ độ cao trên 70m dòng suối chảy theo vách núi Đèo Gió tạo ra hai dòng thác lớn song song, đổ xuống diện tích mặt nước dưới chân thác gần 130m². Từ trung tâm huyện lỵ Xín Mần - thị trấn Cốc Pài, chạy xe 17km qua những con đèo lắt léo, uốn lượn quanh co cao dần, bạn sẽ đến thác Tiên.
< Đường lên thác Tiên.
Theo tiếng Nùng, thác được gọi tên Văng Táng Tinh, có nghĩa nước từ một hố nước lớn chảy ra. Thác Tiên còn được gọi là thác Gió vì dưới chân thác lúc nào cũng có gió thổi rất mạnh, đưa làn hơi nước mỏng nhẹ bay lơ lửng khắp không gian xung quanh. Thác có lưu lượng nước lớn và khá ổn định, cung cấp và điều hòa nước tưới tiêu cho người dân quanh vùng và là nơi phòng hộ đầu nguồn quan trọng.
Trước đây, thác Tiên ít được biết đến do không có đường đi xuống, người dân phải bám cây rừng rậm rạp tìm đường đi.
Từ khi những bậc thang ximăng rộng được xây nên, việc đi lại rất dễ dàng. Ngay khi đặt chân lên bậc thang đầu tiên xuống thác, không khí mát lạnh ùa đến, cảm giác như đang bước vào một không gian hoàn toàn khác.
Du khách chỉ mất vài phút để men theo những bậc thang dốc dần, và trước mắt, giữa màu xanh ngút ngàn của rừng già hoang sơ là dòng thác đôi trắng xóa, đổ dốc thẳng xuống vách đá nhưng không ầm ào, hung dữ mà mềm mại, réo rắt. Hơi lạnh tràn ngập khắp không gian và luồng hơi nước trong lành, tươi mát từ con thác chốc chốc lại được gió thổi đi, ngỡ như mưa bụi.
< Cây cầu cong cong vắt qua suối đưa bạn đi tham quan một vòng suối và chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ của rừng già.
Nước suối dưới chân thác lặng, yên bình và trong vắt quanh năm, nhìn thấu tận đáy. Suối nông nên du khách cứ thế ùa xuống chơi đùa, chụp ảnh thoải mái nhưng nước rất lạnh nên chỉ đứng một lúc là phải lên ngay. Một cây cầu cong cong được xây vắt qua suối, từ đây có thể men theo lối đi ximăng có tay vịn để tham quan một vòng suối và chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ nơi rừng già rậm rạp.
Ở cuối dòng suối là con đập chắn ngang, nơi dòng nước lặng lờ trôi qua rồi bất ngờ đổ ào xuống dưới. Có những ụ tròn để khách tham quan có thể đi qua đập dễ dàng, nhưng nếu muốn bạn hãy cởi giày ra và đi chân trần trong làn nước mát lạnh, cảm giác sẽ rất thích thú.
Vào dịp cuối tuần hay nghỉ lễ, người dân quanh vùng thường rủ người thân, bạn bè đến đây picnic, vui chơi, tận hưởng thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ và không khí trong lành để đầu óc thư thái, quên đi những mệt mỏi, ưu phiền. Các nhóm, gia đình thường mang theo gà, thịt heo để nướng ăn cùng cơm, xôi hoặc đi kiếm măng, các loại rau rừng để chế biến thêm. Trái cây được rửa dưới suối rồi ngâm trong làn nước suối lạnh, khi ăn có cảm giác mát lành như vừa đặt trong tủ lạnh.
Hiện tại nơi đây đã quy hoạch một điểm dừng chân phục vụ khách du lịch tham quan, khám phá rừng nguyên sinh đại ngàn. Khu du lịch nghỉ dưỡng và khám phá Đèo Gió - thác Tiên cũng đang được xây dựng với một nhà sàn truyền thống, bãi đỗ xe xuống thác và hệ thống nhà nghỉ nhỏ.
Cuối năm ngoái, người dân ở đỉnh Đèo Gió đã nuôi thử nghiệm thành công loài cá nước ngọt hồi vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ và châu Á. Đây là vùng núi có nhiều suối, dòng nước nuôi rộng và khí hậu mát lạnh nên cá hồi vân sinh trưởng rất tốt. Vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, cá hồi vân vừa góp thêm một món ăn ngon vào bộ sưu tập đặc sản dân tộc của Xín Mần.
Rừng già nguyên sinh Đèo Gió nằm trên độ cao 1.480m, diện tích 796ha, tạo cho Xín Mần một cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và bí ẩn. Hệ động thực vật phong phú, đa dạng về thành phần chủng loài với hơn 3.000 loài cũng như số lượng cá thể. Rừng có nhiều nhóm gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, giổ, de, kháo, sồi, dẻ, mỡ… trong đó có 300 cây có tuổi 500 năm với đường kính lên đến 2m.
Trong rừng còn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, báo, hươu, nai, hoẵng, sơn dương, sóc bay, lợn rừng, cầy hương, gà rừng…, các loài chim quý như họa mi, chào mào, cắt, én đỏ, xanh, vàng…
Với những giá trị nhiều mặt về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, năm 2009 thác Tiên - Đèo Gió được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch xếp hạng là di sản thiên nhiên quốc gia.
- Theo TTO, internet
Khu giải trí tại Hòn Tằm (Nha Trang) chính thức đón khách
Khu vui chơi giải trí Life Paradise (Hòn Tằm, Nha Trang) sẽ chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 19/5 tới. Khu vui chơi giải trí Life Paradise rộng 4,7 ha, có địa hình, thiết kế và nhiều dịch vụ rất độc đáo, hứa hẹn là một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
Ở đây có hồ bơi rộng 2.700m2; nhà hàng Ocean View có sức chứa 600 khách; khu vui chơi trẻ em có các trò chơi vận động: xây dựng lâu đài cát, khu vườn cổ tích, khu trò chơi dân gian… Đặc biệt, nơi đây còn có khu nhà cổ 200 năm tuổi với vườn cây, đá cảnh, trưng bày các vật dụng gia đình xưa.
Đây cũng là nơi phục dựng, biểu diễn và hướng dẫn lại những nghề truyền thống của dân tộc: nung gạch gốm, thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ… Cũng trong khu vực này, Công ty sẽ đưa vào hoạt động khinh khí cầu trong tháng 7.
Khách sẽ được đưa đón từ cảng Du lịch Hòn Tằm bằng canô cao tốc, được tắm biển, bơi hồ, tham gia các trò chơi trong khu du lịch, xem biểu diễn ca múa nhạc dân tộc… và thưởng thức bữa ăn trưa với thực đơn 15 món mặn và 5 món chay hấp dẫn tại nhà hàng Ocean View. Ngoài ra, khách còn có thể tham gia các trò chơi cảm giác trên biển: kéo dù bay, jetsky, phao chuối, lướt ván, lặn thám hiểm, tập đánh golf, tennis, các tour dã ngoại…
Cách đây 4 tháng, Công ty đã đưa vào hoạt động khu resort Eco Green tiêu chuẩn 5 sao.
Khu Du Lịch và Nghỉ Mát Hòn Tằm
Đảo Hòn Tằm là một điểm du lịch sinh thái đảo nằm ở phía nam vịnh Nha Trang. Nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới tươi xanh rợp mát bốn mùa, bờ cát dài uốn lượn như nàng tiên cá phô diễn nét đẹp mịn màng của tạo hoá bên ngàn trùng sóng vỗ êm dịu suốt ngày đêm.
Phía dưới những ghềnh đá nhấp nhô là làn nước xanh như ánh pha lê với hàng trăm loài cá tụ thành đàn tung tăng trẩy hội len lỏi trong những rặng san hô trăm hồng nghìn tía đua nhau khoe sắc... Tất cả đều huyền ảo và vô cùng thơ mộng. Chính vì vậy, Hòn Tằm ngày càng được nhiều du khách chọn làm nơi vui chơi, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ.
Không những tham quan, tắm biển mà quý khách còn có thể tham gia các loại hình thể thao giải trí như leo núi, thám hiểm rừng, bay dù, chèo xuồng, lướt ván, thuyền buồm, môtô nước, cầu lông, bóng chuyền... và đặc biệt khám phá thế giới dưới đáy đại dương.
Cách đây 10 năm Hòn tằm là một hoang đảo. Bây giờ thì nó đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển hấp dẫn. Rất nhiều du khách đã đến đây, đối với họ, ấn tượng về một Hòn tằm và kỷ niệm về một kỳ nghỉ dưỡng vẫn còn mãi thao thức trong trái tim họ. Hòn đảo xinh đẹp, bình dị và thân thương này nằm ngay trong vùng biển Nha trang, chỉ cách đất liền 5 km, một cự ly vừa phải cho khách du lịch không quen với sóng nước đại dương.
Hòn tằm, tên gọi mang ý nghĩa tượng hình do người dân chài thuở xa xưa để lại. Được gọi là Hòn tằm bởi hòn đảo trông giống như một con tằm màu xanh lục đầu hướng về phía đông. Một cách nhìn hình tượng và đa cảm của các bậc tiền nhân đã làm cho Hòn tằm có thêm nét mềm mại và thi vị. Thuở ấy, Hòn tằm còn là một trong những đảo dành cho ngư dân vùng biển đốn củi, chài lưới, thu nhặt vỏ sò, vỏ ốc, san hô, là một hòn đảo vô danh, quạnh hiu và tẻ nhạt chưa hề có tên trên bản đồ du lịch biển của Nha trang, Khánh hòa. Hòn tằm ẩn chứa trong sâu thẳm một tiềm năng du lịch to lớn mà trước đây chưa được nhận biết và khai thác. Xác định được tiềm năng du lịch mạnh nhất của Nha trang, Khánh hòa là du lịch biển đảo, từ năm 1992 Công ty cung ứng tàu biển thương mại và du lịch Nha trang đã tổ chức khảo sát lập dự án trình UBND tỉnh…
Ngày nay hòn tằm đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo quy mô và bề thế. Với diện tích mặt bằng 10 hecta, Hòn tằm được xây dựng thành 2 khu liên hoàn là khu A và khu B. Khu A là một bãi tắm hình vòng cung, bờ cát mịn màng tạo cảm giác thích thú cho khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi khi họ có dịp đến với khu du lịch đảo Hòn tằm. Tại đây một nhà hàng lớn có khả năng phục vụ cùng lúc 300 thực khách với những món ăn đặc sản biển. Khu vệ sinh và 32 phòng tắm nước ngọt đủ phục vụ nhu cầu của khách.
Cũng dọc theo bãi tắm khu A này, một hệ thống kiốt được dựng lên để phục vụ du khách đi theo từng nhóm hoặc từng gia đình. Một hệ thống đa dịch vụ được triển khai phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí như: nhảy dù, đi mô tô nước, lướt ván, thuyền buồm, phao chuối luôn luôn sẵn sàng tạo nên niềm khởi hứng cho du khách. Sau khi đắm mình thỏa thích trong dòng nước mát lạnh của biển cả, du khách có thể tìm cảm giác mạnh trên những chiếc mô tô cao tốc, cưỡi sóng băng nhanh trên mặt nước trong xanh như ngọc. Hoặc có thể thưởng thức những phút thăng hoa lơ lửng trên không trung giữa biển trời bao la.
Hòn tằm lặng lẽ đi từ không đến có, từ một đảo hoang đến một khu du lịch sôi động có sức hấp dẫn mọi đối tượng khách du lịch bởi những dịch vụ mới lạ, hiện đại chỉ có thể có ở hòn tằm.
Khu B được đầu tư xây dựng như một làng nghỉ mát. Đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp được thiết kế đẹp, hợp lý có nhiều nét đặc biệt. Khoang nghỉ mát gồm 10 khu nhà nghỉ biệt thự mang màu sắc Á đông. Mỗi ngôi nhà được chia thành 2 phòng sang trọng và lịch lãm. Tất cả những ngôi biệt thự đều hướng mặt ra biển khơi để đón những làn gió hào phóng nồng nàn hương vị đại dương. Trong mỗi căn phòng của khoang biệt thự này được trang bị đầy đủ các dịch vụ của một khách sạn sang trọng, một thế giới ấm cúng và thanh lịch.
Chung quanh nhữnh ngôi biệt thự này mọc đầy những loài hoa thảo mộc, những loài cây dân dã đồng nội của quê hương Việt nam. Chính những nét kiến trúc giản dị phóng khoáng mang dấu ấn một nền văn minh lúa nước của người Việt cổ cùng một không gian dân dã sẽ tạo cho du khách những cảm giác đặc biệt. Khu nghỉ mát cao cấp của Hòn tằm quả là một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời bởi những ưu thế tuyệt vời của thiên nhiên . Đây sẽ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Nha trang, Khánh hòa.
Tuy là một khu du lịch hải Đảo nhưng mỗi khi du khách đến tham quan và nghỉ mát tại khu du lịch Hòn Tằm luôn có được cảm giác an toàn, thoải mái, sạch sẽ và hiện đại. Khu nhà nghỉ biệt thự với những phòng ngủ cao cấp. Hệ thống công trình phụ hiện đại với máy tăm nước nóng, lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, truyền hình vệ tinh, điện thoại IDD...
Ngoài ra, tại đây còn có một nhà hàng lớn với sức chứa trên 300 lượt người và luôn có những món ăn hải sản tươi sống. Với đội ngũ phục vụ nhanh nhẹn, tháo vát và các đầu bếp đã từng học và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Đảo Hòn Tằm, Vinh Nguyen, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Điện thoại: (84-58) 829100 ; Fax: (84-58) 814587
E-mail: hontamresort@dng.vnn.vn
Vị trí khu du lịch: Đảo Hòn Tằm
Giá phòng từ: 150.000đ
- Theo BKH, Nhatrangtravelco
Ở đây có hồ bơi rộng 2.700m2; nhà hàng Ocean View có sức chứa 600 khách; khu vui chơi trẻ em có các trò chơi vận động: xây dựng lâu đài cát, khu vườn cổ tích, khu trò chơi dân gian… Đặc biệt, nơi đây còn có khu nhà cổ 200 năm tuổi với vườn cây, đá cảnh, trưng bày các vật dụng gia đình xưa.
Đây cũng là nơi phục dựng, biểu diễn và hướng dẫn lại những nghề truyền thống của dân tộc: nung gạch gốm, thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ… Cũng trong khu vực này, Công ty sẽ đưa vào hoạt động khinh khí cầu trong tháng 7.
Khách sẽ được đưa đón từ cảng Du lịch Hòn Tằm bằng canô cao tốc, được tắm biển, bơi hồ, tham gia các trò chơi trong khu du lịch, xem biểu diễn ca múa nhạc dân tộc… và thưởng thức bữa ăn trưa với thực đơn 15 món mặn và 5 món chay hấp dẫn tại nhà hàng Ocean View. Ngoài ra, khách còn có thể tham gia các trò chơi cảm giác trên biển: kéo dù bay, jetsky, phao chuối, lướt ván, lặn thám hiểm, tập đánh golf, tennis, các tour dã ngoại…
Cách đây 4 tháng, Công ty đã đưa vào hoạt động khu resort Eco Green tiêu chuẩn 5 sao.
Khu Du Lịch và Nghỉ Mát Hòn Tằm
Đảo Hòn Tằm là một điểm du lịch sinh thái đảo nằm ở phía nam vịnh Nha Trang. Nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới tươi xanh rợp mát bốn mùa, bờ cát dài uốn lượn như nàng tiên cá phô diễn nét đẹp mịn màng của tạo hoá bên ngàn trùng sóng vỗ êm dịu suốt ngày đêm.
Phía dưới những ghềnh đá nhấp nhô là làn nước xanh như ánh pha lê với hàng trăm loài cá tụ thành đàn tung tăng trẩy hội len lỏi trong những rặng san hô trăm hồng nghìn tía đua nhau khoe sắc... Tất cả đều huyền ảo và vô cùng thơ mộng. Chính vì vậy, Hòn Tằm ngày càng được nhiều du khách chọn làm nơi vui chơi, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ.
Không những tham quan, tắm biển mà quý khách còn có thể tham gia các loại hình thể thao giải trí như leo núi, thám hiểm rừng, bay dù, chèo xuồng, lướt ván, thuyền buồm, môtô nước, cầu lông, bóng chuyền... và đặc biệt khám phá thế giới dưới đáy đại dương.
Cách đây 10 năm Hòn tằm là một hoang đảo. Bây giờ thì nó đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển hấp dẫn. Rất nhiều du khách đã đến đây, đối với họ, ấn tượng về một Hòn tằm và kỷ niệm về một kỳ nghỉ dưỡng vẫn còn mãi thao thức trong trái tim họ. Hòn đảo xinh đẹp, bình dị và thân thương này nằm ngay trong vùng biển Nha trang, chỉ cách đất liền 5 km, một cự ly vừa phải cho khách du lịch không quen với sóng nước đại dương.
Hòn tằm, tên gọi mang ý nghĩa tượng hình do người dân chài thuở xa xưa để lại. Được gọi là Hòn tằm bởi hòn đảo trông giống như một con tằm màu xanh lục đầu hướng về phía đông. Một cách nhìn hình tượng và đa cảm của các bậc tiền nhân đã làm cho Hòn tằm có thêm nét mềm mại và thi vị. Thuở ấy, Hòn tằm còn là một trong những đảo dành cho ngư dân vùng biển đốn củi, chài lưới, thu nhặt vỏ sò, vỏ ốc, san hô, là một hòn đảo vô danh, quạnh hiu và tẻ nhạt chưa hề có tên trên bản đồ du lịch biển của Nha trang, Khánh hòa. Hòn tằm ẩn chứa trong sâu thẳm một tiềm năng du lịch to lớn mà trước đây chưa được nhận biết và khai thác. Xác định được tiềm năng du lịch mạnh nhất của Nha trang, Khánh hòa là du lịch biển đảo, từ năm 1992 Công ty cung ứng tàu biển thương mại và du lịch Nha trang đã tổ chức khảo sát lập dự án trình UBND tỉnh…
Ngày nay hòn tằm đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo quy mô và bề thế. Với diện tích mặt bằng 10 hecta, Hòn tằm được xây dựng thành 2 khu liên hoàn là khu A và khu B. Khu A là một bãi tắm hình vòng cung, bờ cát mịn màng tạo cảm giác thích thú cho khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi khi họ có dịp đến với khu du lịch đảo Hòn tằm. Tại đây một nhà hàng lớn có khả năng phục vụ cùng lúc 300 thực khách với những món ăn đặc sản biển. Khu vệ sinh và 32 phòng tắm nước ngọt đủ phục vụ nhu cầu của khách.
Cũng dọc theo bãi tắm khu A này, một hệ thống kiốt được dựng lên để phục vụ du khách đi theo từng nhóm hoặc từng gia đình. Một hệ thống đa dịch vụ được triển khai phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí như: nhảy dù, đi mô tô nước, lướt ván, thuyền buồm, phao chuối luôn luôn sẵn sàng tạo nên niềm khởi hứng cho du khách. Sau khi đắm mình thỏa thích trong dòng nước mát lạnh của biển cả, du khách có thể tìm cảm giác mạnh trên những chiếc mô tô cao tốc, cưỡi sóng băng nhanh trên mặt nước trong xanh như ngọc. Hoặc có thể thưởng thức những phút thăng hoa lơ lửng trên không trung giữa biển trời bao la.
Hòn tằm lặng lẽ đi từ không đến có, từ một đảo hoang đến một khu du lịch sôi động có sức hấp dẫn mọi đối tượng khách du lịch bởi những dịch vụ mới lạ, hiện đại chỉ có thể có ở hòn tằm.
Khu B được đầu tư xây dựng như một làng nghỉ mát. Đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp được thiết kế đẹp, hợp lý có nhiều nét đặc biệt. Khoang nghỉ mát gồm 10 khu nhà nghỉ biệt thự mang màu sắc Á đông. Mỗi ngôi nhà được chia thành 2 phòng sang trọng và lịch lãm. Tất cả những ngôi biệt thự đều hướng mặt ra biển khơi để đón những làn gió hào phóng nồng nàn hương vị đại dương. Trong mỗi căn phòng của khoang biệt thự này được trang bị đầy đủ các dịch vụ của một khách sạn sang trọng, một thế giới ấm cúng và thanh lịch.
Chung quanh nhữnh ngôi biệt thự này mọc đầy những loài hoa thảo mộc, những loài cây dân dã đồng nội của quê hương Việt nam. Chính những nét kiến trúc giản dị phóng khoáng mang dấu ấn một nền văn minh lúa nước của người Việt cổ cùng một không gian dân dã sẽ tạo cho du khách những cảm giác đặc biệt. Khu nghỉ mát cao cấp của Hòn tằm quả là một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời bởi những ưu thế tuyệt vời của thiên nhiên . Đây sẽ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Nha trang, Khánh hòa.
Tuy là một khu du lịch hải Đảo nhưng mỗi khi du khách đến tham quan và nghỉ mát tại khu du lịch Hòn Tằm luôn có được cảm giác an toàn, thoải mái, sạch sẽ và hiện đại. Khu nhà nghỉ biệt thự với những phòng ngủ cao cấp. Hệ thống công trình phụ hiện đại với máy tăm nước nóng, lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, truyền hình vệ tinh, điện thoại IDD...
Ngoài ra, tại đây còn có một nhà hàng lớn với sức chứa trên 300 lượt người và luôn có những món ăn hải sản tươi sống. Với đội ngũ phục vụ nhanh nhẹn, tháo vát và các đầu bếp đã từng học và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Đảo Hòn Tằm, Vinh Nguyen, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Điện thoại: (84-58) 829100 ; Fax: (84-58) 814587
E-mail: hontamresort@dng.vnn.vn
Vị trí khu du lịch: Đảo Hòn Tằm
Giá phòng từ: 150.000đ
- Theo BKH, Nhatrangtravelco
“Tour homestay” ở Cù lao Chàm
12 hộ gia đình ở cù lao Chàm (Hội An) vừa đón những du khách đầu tiên lưu trú trên đảo theo mô hình tour homestay vừa đưa vào hoạt động hôm đầu tháng 5.
< Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông.
Theo UBND thành phố Hội An, do việc phân vùng bảo tồn khu sinh thái biển Cù Lao Chàm đã ảnh hưởng đến sinh kế của 12 hộ gia đình này, nên thời gian qua họ được Ban quản lý Khu bảo tồn biển và chính quyền địa phương hỗ trợ, tập huấn và đào tạo cho những kỹ năng giao tiếp và phục vụ buồng phòng, kỹ thuật nấu ăn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán định mức kinh doanh, lưu trú… để làm dịch vụ du lịch gia đình.
Sau đây là một số hình ảnh về hình thức du lịch "tour homestay":
< Khu du lịch gia đình.
< Những căn phòng được thiết kế với chất liệu gỗ tự nhiên.
< Căn nhà đầy đủ tiện nghi được xây cất bằng chất liệu thủ công rất mộc mạc, giản dị.
< Du lịch "tour homestay" thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
< Những món ăn dân dã.
< Chòi nghỉ chân sau những chặng đường thăm thú.
Mô hình này sắp tới sẽ mở rộng cho nhiều gia đình khác trên đảo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
- Theo Quehuong
< Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông.
Theo UBND thành phố Hội An, do việc phân vùng bảo tồn khu sinh thái biển Cù Lao Chàm đã ảnh hưởng đến sinh kế của 12 hộ gia đình này, nên thời gian qua họ được Ban quản lý Khu bảo tồn biển và chính quyền địa phương hỗ trợ, tập huấn và đào tạo cho những kỹ năng giao tiếp và phục vụ buồng phòng, kỹ thuật nấu ăn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán định mức kinh doanh, lưu trú… để làm dịch vụ du lịch gia đình.
Sau đây là một số hình ảnh về hình thức du lịch "tour homestay":
< Khu du lịch gia đình.
< Những căn phòng được thiết kế với chất liệu gỗ tự nhiên.
< Căn nhà đầy đủ tiện nghi được xây cất bằng chất liệu thủ công rất mộc mạc, giản dị.
< Du lịch "tour homestay" thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
< Những món ăn dân dã.
< Chòi nghỉ chân sau những chặng đường thăm thú.
Mô hình này sắp tới sẽ mở rộng cho nhiều gia đình khác trên đảo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
- Theo Quehuong
Uống cà phê theo cách của người Êđê
Nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi sáng thức dậy đã trở thành thói quen của rất nhiều người dân đô thị, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, ít người biết rằng có một dân tộc thiểu số sống ở Đắk Lắk hay ở các tỉnh Tây Nguyên cũng có thói quen uống cà phê buổi sáng như vậy. Đó là người dân tộc Êđê. Nhưng kiểu uống của họ hoàn toàn khác với người Kinh.
4g sáng, lúc đại đa số mọi người còn đang ngủ thì người Ê đê lại say sưa bên cốc cà phê của mình. Chị H’ Diai (buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk), một trong 4 người con gái trong gia đình dậy nhóm lửa đun bếp. Chị gái của chị thì vác gùi ra suối lấy nước, con suối cách nhà khoảng 5km. Có nước về, cả mấy mẹ con cùng nấu cơm, nhưng trước hết là pha cà phê cho cả đại gia đình 4 hộ gồm 16 người cùng uống.
Uống cà phê buổi sáng đã trở thành một thói quen sinh hoạt của hơn 195.000 người Êđê sinh sống ở Đắk Lắk chứ không riêng gì gia đình chị H’ Diai. Với họ, buổi sáng không có cốc cà phê thì cả ngày sẽ thấy không khỏe mạnh, không tỉnh táo để làm việc.
Khác với người Kinh, những người phụ nữ Êđê phải dậy từ 3g sáng để rang xay cà phê, những hạt cà phê ngon nhất trong vườn nhà được hái riêng để dành uống trước khi xuất khẩu ra bất cứ nước nào trên thế giới.
Lúi húi bên cối giã cà phê khi trời còn mờ mờ sương lúc bình minh, chị H’ Năm Mê (Buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk) cho biết: “Cà phê này nhà tự trồng, tự sản xuất, giã ra, lấy cà phê ngon nhất, cà phê chín nhất, lựa chọn rồi phơi khô, rang và tự xay; không pha bất cứ tạp chất gì, mà còn nguyên sơ cà phê của đồng bào dân tộc mình.
Sáng sớm các chị em phụ nữ giống như tụi mình phải giã buổi sáng. Đây là một thói quen, nó không phải nghiện, bất cứ gia đình nào cũng phải uống cà phê. Mỗi lần giã khoảng 10kg uống dần”.
Thông thường, một gia đình 16 người sẽ cần đến khoảng 5 thìa to cà phê bột nguyên chất. Cà phê của họ rất đặc, không pha sữa hay hương liệu nào. Chỉ có cà phê đen sánh, nhưng có màu vàng như mật ong pha cùng với đường.
Cái vị chát chát và đắng ngắt của cà phê nguyên chất có lẽ chỉ có người sành cà phê mới cảm nhận hết được vị ngon. Cà phê không pha bằng phin mà được cho vào những chiếc túi được làm bằng vải xô nhiều lớp, do những người phụ nữ tự khâu.
Chị H’ Diai cho biết về thói quen rất thú vị của người Êđê: Một ly cà phê nhỏ được chuyển qua tay nhiều người; nhiều người uống chung một ly mới vui, mới đoàn kết. Sự gắn kết cộng đồng của người Ê đê, một phần nào đó cũng được thể hiện trong cách uống là lạ này.
Không chỉ người lớn, mà trẻ em người Êđê đến 3 tuổi đã bắt đầu uống cà phê. Cà phê đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Ê đê trong suốt cuộc đời.
Mỗi buổi sáng, họ uống cà phê trước khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng. Sau đó là bữa sáng, bữa cơm chính trong ngày. Đấy mới là lúc người phụ nữ có thời gian làm đẹp cho mình và người đàn ông chuẩn bị lên rẫy. Còn trẻ con với ly cà phê buổi sáng đã đem đến cho chúng đủ năng lượng để chạy nhảy cả ngày và đợi bố mẹ làm rẫy trở về. Hầu như nhà nào ở đây cũng đều trồng cà phê xuất khẩu.
Cà phê là nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình, nhưng nó còn gắn bó hơn thế, bởi uống cà phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình người Êđê.
- Theo VTV, internet
4g sáng, lúc đại đa số mọi người còn đang ngủ thì người Ê đê lại say sưa bên cốc cà phê của mình. Chị H’ Diai (buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk), một trong 4 người con gái trong gia đình dậy nhóm lửa đun bếp. Chị gái của chị thì vác gùi ra suối lấy nước, con suối cách nhà khoảng 5km. Có nước về, cả mấy mẹ con cùng nấu cơm, nhưng trước hết là pha cà phê cho cả đại gia đình 4 hộ gồm 16 người cùng uống.
Uống cà phê buổi sáng đã trở thành một thói quen sinh hoạt của hơn 195.000 người Êđê sinh sống ở Đắk Lắk chứ không riêng gì gia đình chị H’ Diai. Với họ, buổi sáng không có cốc cà phê thì cả ngày sẽ thấy không khỏe mạnh, không tỉnh táo để làm việc.
Khác với người Kinh, những người phụ nữ Êđê phải dậy từ 3g sáng để rang xay cà phê, những hạt cà phê ngon nhất trong vườn nhà được hái riêng để dành uống trước khi xuất khẩu ra bất cứ nước nào trên thế giới.
Lúi húi bên cối giã cà phê khi trời còn mờ mờ sương lúc bình minh, chị H’ Năm Mê (Buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk) cho biết: “Cà phê này nhà tự trồng, tự sản xuất, giã ra, lấy cà phê ngon nhất, cà phê chín nhất, lựa chọn rồi phơi khô, rang và tự xay; không pha bất cứ tạp chất gì, mà còn nguyên sơ cà phê của đồng bào dân tộc mình.
Sáng sớm các chị em phụ nữ giống như tụi mình phải giã buổi sáng. Đây là một thói quen, nó không phải nghiện, bất cứ gia đình nào cũng phải uống cà phê. Mỗi lần giã khoảng 10kg uống dần”.
Thông thường, một gia đình 16 người sẽ cần đến khoảng 5 thìa to cà phê bột nguyên chất. Cà phê của họ rất đặc, không pha sữa hay hương liệu nào. Chỉ có cà phê đen sánh, nhưng có màu vàng như mật ong pha cùng với đường.
Cái vị chát chát và đắng ngắt của cà phê nguyên chất có lẽ chỉ có người sành cà phê mới cảm nhận hết được vị ngon. Cà phê không pha bằng phin mà được cho vào những chiếc túi được làm bằng vải xô nhiều lớp, do những người phụ nữ tự khâu.
Chị H’ Diai cho biết về thói quen rất thú vị của người Êđê: Một ly cà phê nhỏ được chuyển qua tay nhiều người; nhiều người uống chung một ly mới vui, mới đoàn kết. Sự gắn kết cộng đồng của người Ê đê, một phần nào đó cũng được thể hiện trong cách uống là lạ này.
Không chỉ người lớn, mà trẻ em người Êđê đến 3 tuổi đã bắt đầu uống cà phê. Cà phê đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Ê đê trong suốt cuộc đời.
Mỗi buổi sáng, họ uống cà phê trước khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng. Sau đó là bữa sáng, bữa cơm chính trong ngày. Đấy mới là lúc người phụ nữ có thời gian làm đẹp cho mình và người đàn ông chuẩn bị lên rẫy. Còn trẻ con với ly cà phê buổi sáng đã đem đến cho chúng đủ năng lượng để chạy nhảy cả ngày và đợi bố mẹ làm rẫy trở về. Hầu như nhà nào ở đây cũng đều trồng cà phê xuất khẩu.
Cà phê là nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình, nhưng nó còn gắn bó hơn thế, bởi uống cà phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình người Êđê.
- Theo VTV, internet
Hoang sơ Phú Quý
Những dải san hô cùng những cụm đá đen, đá gành nhiều màu sắc nhấp nhô trên mặt nước biển màu ngọc bích là minh chứng về sự hoang sơ của đảo Phú Quý.
< Bãi biển hoang sơ nhìn từ trên cao.
Huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận này rộng 32km2, gồm mười hòn đảo lớn nhỏ, cách đất liền 56 hải lý. Từ Phan Thiết, muốn ra đảo Phú Quý phải đón tàu ở cảng xuất phát lúc 7g30 (tàu ra đảo ngày chẵn, về lại Phan Thiết ngày lẻ). Trên đảo có thể thuê nhà nghỉ với giá 150.000 đồng/phòng thường, 200.000 đồng/phòng máy lạnh (có thể ở bốn người/phòng). Đi lại trên đảo có thể thuê xe giá 100.000 đồng/ngày.
< Một góc đảo Phú Quý.
Ăn uống ở đảo khá ngon, giá cả dễ chịu: một lẩu hải sản bốn người ăn giá khoảng 200.000 đồng, cơm phần 20.000-25.000 đồng. Có thể thuê thuyền đi chơi, câu cá ở hòn Tranh phong cảnh rất đẹp.
Khởi hành lúc 13g từ cảng Phan Thiết, con tàu Quê Hương đưa 150 hành khách và nhiều hàng hóa cồng kềnh ra đảo trong thời gian hơn sáu giờ.
< Tàu vận chuyển hành khách, hàng hóa từ đất liền ra đảo.
Như nhiều người khác, tôi không khỏi bị chếnh choáng khi con tàu bồng bềnh trên ngàn lớp sóng vỗ. Càng ra xa bờ sóng càng mạnh, bắn những vòi nước biển lên mạn tàu - quả là một trò chơi ú tim với người lần đầu đi biển.
Nhưng về chiều sóng vỗ nhịp nhàng hơn. Đã có thể thoải mái đứng trên boong tàu buổi hoàng hôn khi mặt trời đỏ hồng trên biển, nghe những thanh âm rì rào của sóng và hứng những làn gió biển mát lạnh.
< Hồ nuôi cá thu bằng đá san hô chỉ có ở Phú Quý.
Dù gặp vài trục trặc về kỹ thuật, tàu cập bến lúc 19g30, khi ấy chúng tôi nhận biết cuộc sống ở đảo qua ánh sáng của ngọn hải đăng cao vút và một vệt sáng dài quanh bờ biển do đèn câu mực của hàng trăm chiếc thuyền câu đêm kết lại...
< Điện gió trên đảo Phú Qúy.
Anh Phan Văn Minh, kỹ sư điện gió 58 tuổi, đã 20 lần đi lại công tác trên đảo. Công việc khiến anh bén duyên với hòn đảo này từ lúc Phú Quý chưa có đường đi, chưa có nhà máy nhiệt điện. Với chúng tôi, anh còn là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, nhiệt tình chỉ dẫn từng địa điểm tham quan “không thể bỏ qua” trên đảo.
< Làng chài nhìn từ trên núi Cao Cát.
Đó là gành Hang với hàng ngàn gành đá đen nhánh, lung linh màu sắc vào mỗi bình minh; là vịnh Triều Dương với bãi cát lấp lánh ánh vàng trải dài cùng màu xanh ngọc bích của nước biển vào mỗi hoàng hôn...
Theo chân anh, chúng tôi lần lượt tham quan bảy ngôi chùa đồ sộ trên đảo như Linh Quang, Linh Bửu, Linh Sơn, Liên Hoa... Điều lạ là tất cả chùa trên đảo không có sư trụ trì, đều do phật tử trên đảo tự đóng góp xây dựng và quản lý.
< Vịnh Tranh, toàn cát vàng không dấu chân người.
Vạn An Thạnh (xã Tam Thanh) là một kiến trúc tôn giáo thờ thần Nam Hải, biểu trưng cho khát vọng trời yên bể lặng của ngư dân, nơi lưu giữ bộ xương cá voi lâu đời (người dân gọi tôn kính là “ngọc cốt của ông”) và một số sắc phong của các vua triều Nguyễn. Phía sau vạn An Thạnh có bãi đá với nhiều hình dạng lạ mắt, theo anh Minh, có thể được hình thành từ hàng trăm triệu năm của quá trình phong hóa, bởi Phú Quý nguyên là một núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Người dân trên đảo đã tạc vào bãi đá những hồ nuôi cá thu trong vắt.
Đối diện Vạn An Thạnh là chùa Linh Sơn trên đỉnh Cao Cát, một trong hai ngọn núi cao nhất đảo với tượng Phật Bà Quan Âm được đặt trên một bệ đá khổng lồ trên đỉnh núi. Từ đỉnh Cao Cát có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn biển cả, những rừng thông bạt ngàn, làng mạc trên đảo...
Cũng ở đây vào những buổi chiều muộn, thật tuyệt vời khi ngắm ánh tà dương đổ xuống những cánh buồm trắng đang căng mình đón gió cùng những thuyền đánh cá đang thả neo im lìm bên kè đá... Nhìn ra xa còn thấy những hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Trào, hòn Đen... đượm màu nắng giữa trời và biển, quả là một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và thơ mộng.
< Chiều về trên vịnh Triều Dương.
Trước khi rời Phú Quý, chúng tôi đến tham quan chợ cá từ khi trời chưa hửng sáng. Ở đó, những phụ nữ tảo tần đã tụ tập đông đảo bên bến cảng, chờ những chuyến tàu đánh cá trở về rồi tỉ mẩn chọn từng loại cá... Một ngày mới bắt đầu trên đảo với những rổ cá biển ánh xanh, những chú cua huỳnh đế hay những con mực nhỏ xíu do lũ trẻ câu được...
Trở về đất liền trên con tàu Bình Thuận 18, tôi dõi mắt nhìn về phía những thuyền cá ăm ắp, những xe máy, xe đạp đang nối đuôi nhau chở những chuyến hàng... Cảnh sinh hoạt bình dị ấy làm tôi nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ mặc áo lính Khai Trinh: “Nắng chiều trải xuống bãi Gành/ Nhìn về Phan Thiết, biển xanh xa vời/ Ngư dân vui cảnh ngàn khơi/ Lênh đênh trên nước, cuộc đời thong dong...”.
- Theo Tuoitre CN, VbExoress
< Bãi biển hoang sơ nhìn từ trên cao.
Huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận này rộng 32km2, gồm mười hòn đảo lớn nhỏ, cách đất liền 56 hải lý. Từ Phan Thiết, muốn ra đảo Phú Quý phải đón tàu ở cảng xuất phát lúc 7g30 (tàu ra đảo ngày chẵn, về lại Phan Thiết ngày lẻ). Trên đảo có thể thuê nhà nghỉ với giá 150.000 đồng/phòng thường, 200.000 đồng/phòng máy lạnh (có thể ở bốn người/phòng). Đi lại trên đảo có thể thuê xe giá 100.000 đồng/ngày.
< Một góc đảo Phú Quý.
Ăn uống ở đảo khá ngon, giá cả dễ chịu: một lẩu hải sản bốn người ăn giá khoảng 200.000 đồng, cơm phần 20.000-25.000 đồng. Có thể thuê thuyền đi chơi, câu cá ở hòn Tranh phong cảnh rất đẹp.
Khởi hành lúc 13g từ cảng Phan Thiết, con tàu Quê Hương đưa 150 hành khách và nhiều hàng hóa cồng kềnh ra đảo trong thời gian hơn sáu giờ.
< Tàu vận chuyển hành khách, hàng hóa từ đất liền ra đảo.
Như nhiều người khác, tôi không khỏi bị chếnh choáng khi con tàu bồng bềnh trên ngàn lớp sóng vỗ. Càng ra xa bờ sóng càng mạnh, bắn những vòi nước biển lên mạn tàu - quả là một trò chơi ú tim với người lần đầu đi biển.
Nhưng về chiều sóng vỗ nhịp nhàng hơn. Đã có thể thoải mái đứng trên boong tàu buổi hoàng hôn khi mặt trời đỏ hồng trên biển, nghe những thanh âm rì rào của sóng và hứng những làn gió biển mát lạnh.
< Hồ nuôi cá thu bằng đá san hô chỉ có ở Phú Quý.
Dù gặp vài trục trặc về kỹ thuật, tàu cập bến lúc 19g30, khi ấy chúng tôi nhận biết cuộc sống ở đảo qua ánh sáng của ngọn hải đăng cao vút và một vệt sáng dài quanh bờ biển do đèn câu mực của hàng trăm chiếc thuyền câu đêm kết lại...
< Điện gió trên đảo Phú Qúy.
Anh Phan Văn Minh, kỹ sư điện gió 58 tuổi, đã 20 lần đi lại công tác trên đảo. Công việc khiến anh bén duyên với hòn đảo này từ lúc Phú Quý chưa có đường đi, chưa có nhà máy nhiệt điện. Với chúng tôi, anh còn là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, nhiệt tình chỉ dẫn từng địa điểm tham quan “không thể bỏ qua” trên đảo.
< Làng chài nhìn từ trên núi Cao Cát.
Đó là gành Hang với hàng ngàn gành đá đen nhánh, lung linh màu sắc vào mỗi bình minh; là vịnh Triều Dương với bãi cát lấp lánh ánh vàng trải dài cùng màu xanh ngọc bích của nước biển vào mỗi hoàng hôn...
Theo chân anh, chúng tôi lần lượt tham quan bảy ngôi chùa đồ sộ trên đảo như Linh Quang, Linh Bửu, Linh Sơn, Liên Hoa... Điều lạ là tất cả chùa trên đảo không có sư trụ trì, đều do phật tử trên đảo tự đóng góp xây dựng và quản lý.
< Vịnh Tranh, toàn cát vàng không dấu chân người.
Vạn An Thạnh (xã Tam Thanh) là một kiến trúc tôn giáo thờ thần Nam Hải, biểu trưng cho khát vọng trời yên bể lặng của ngư dân, nơi lưu giữ bộ xương cá voi lâu đời (người dân gọi tôn kính là “ngọc cốt của ông”) và một số sắc phong của các vua triều Nguyễn. Phía sau vạn An Thạnh có bãi đá với nhiều hình dạng lạ mắt, theo anh Minh, có thể được hình thành từ hàng trăm triệu năm của quá trình phong hóa, bởi Phú Quý nguyên là một núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Người dân trên đảo đã tạc vào bãi đá những hồ nuôi cá thu trong vắt.
Đối diện Vạn An Thạnh là chùa Linh Sơn trên đỉnh Cao Cát, một trong hai ngọn núi cao nhất đảo với tượng Phật Bà Quan Âm được đặt trên một bệ đá khổng lồ trên đỉnh núi. Từ đỉnh Cao Cát có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn biển cả, những rừng thông bạt ngàn, làng mạc trên đảo...
Cũng ở đây vào những buổi chiều muộn, thật tuyệt vời khi ngắm ánh tà dương đổ xuống những cánh buồm trắng đang căng mình đón gió cùng những thuyền đánh cá đang thả neo im lìm bên kè đá... Nhìn ra xa còn thấy những hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Trào, hòn Đen... đượm màu nắng giữa trời và biển, quả là một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và thơ mộng.
< Chiều về trên vịnh Triều Dương.
Trước khi rời Phú Quý, chúng tôi đến tham quan chợ cá từ khi trời chưa hửng sáng. Ở đó, những phụ nữ tảo tần đã tụ tập đông đảo bên bến cảng, chờ những chuyến tàu đánh cá trở về rồi tỉ mẩn chọn từng loại cá... Một ngày mới bắt đầu trên đảo với những rổ cá biển ánh xanh, những chú cua huỳnh đế hay những con mực nhỏ xíu do lũ trẻ câu được...
Trở về đất liền trên con tàu Bình Thuận 18, tôi dõi mắt nhìn về phía những thuyền cá ăm ắp, những xe máy, xe đạp đang nối đuôi nhau chở những chuyến hàng... Cảnh sinh hoạt bình dị ấy làm tôi nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ mặc áo lính Khai Trinh: “Nắng chiều trải xuống bãi Gành/ Nhìn về Phan Thiết, biển xanh xa vời/ Ngư dân vui cảnh ngàn khơi/ Lênh đênh trên nước, cuộc đời thong dong...”.
- Theo Tuoitre CN, VbExoress
Sunday, February 26, 2012
Làng cà kheo trên đất Gia Lai
Có lẽ không nơi nào trên đất Gia Lai, người dân lại yêu thích môn đi cà kheo như ở làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ.
< Đi trên cà kheo.
Từ con gái đến con trai, từ trẻ con đến người già, hầu như ai ở làng Jun cũng có thể bước đi, thậm chí chạy trên đôi cà kheo một cách thuần thục, thoải mái như chính đôi chân của mình.
“Mỗi khi cần vận động viên cà kheo tham dự Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số trên tỉnh, bọn em chỉ cần vào làng Jun ới một tiếng là xong”- anh Lê Thái Ngọc- cán bộ Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đak Pơ tâm sự đầy tự hào khi dẫn chúng tôi vào làng Jun.
“Đôi chân thứ hai” của người làng Jun
Mới hơn giờ, mặt trời vừa nhô khỏi ngọn tre mà làng Jun đã vắng tanh vắng ngắt. Hai bên đường vào làng, dưới bóng cổ thụ cao vút, xanh rì là những ngôi nhà sàn, nhà xây mái bằng xinh xắn khóa cửa nằm thiêm thiếp. Dừng chân bên nhà rông của làng, Ngọc bảo: “Bà con chắc lên rẫy chặt mía hết rồi. Các anh ngồi đợi chút, em đi xem có ai ở nhà không”. Nói đoạn, anh phóng xe máy vào làng. Chỉ dăm phút đã thấy Ngọc quay về, mặt rạng rỡ: “May quá, có trưởng thôn ở nhà”.
< Lớp mầm non làng Jun, xã Yang Bắc.
Nhà Trưởng thôn Đinh Yao nằm giữa làng. Trên khoảnh sân đất, hơn chục người đàn ông già có, trẻ có đang cặm cụi làm việc, người vung dao chẻ tre, người tỉ mẩn vót lạt, người thoăn thoắt đan những tấm phên.
Thấy chúng tôi tới, Đinh Yao dừng tay nói chuyện. Hóa ra hôm nay anh sửa nhà. Những người trên sân là anh em, bà con trong làng tới làm giúp. Chỉ tay vào người đàn ông già nhất đang ngồi vót lạt, Đinh Yao giới thiệu, đây là già làng Đinh Srơnh.
Theo lời già làng Đinh Srơnh và Trưởng thôn Đinh Yao kể thì ngày xưa, cũng chẳng rõ từ khi nào, dân làng Jun đã coi cà kheo như đôi chân thứ hai của mình. Bởi lẽ, cứ đến mùa mưa, đường làng lại lầy lội bùn đất, để giữ cho đôi chân sạch sẽ, không vấy bẩn đất cát vào nhà, nhất là nhà rông của làng mỗi lần ra ngoài, người làng Jun đã nghĩ ra cây cà kheo.
Ban đầu chỉ một vài người đi, sau thấy hay, cả làng đều làm cà kheo để đi lại vào mùa mưa. Bây giờ, khi những con đường lầy lội bùn đất đã dần được thay thế bởi những con đường bê tông sạch sẽ, người làng Jun ít khi phải dùng đến đôi cà kheo để đi lại thì họ lại coi đây như một trò chơi vừa để thể hiện sự khéo léo, vừa là giữ lại một nét đẹp trong văn hóa của làng.
Để chứng minh cho chúng tôi thấy điều mình vừa nói, già làng Đinh Srơnh lấy đôi cà kheo ra biểu diễn. Ông bảo, mình già rồi, không chạy được như lũ thanh niên nhưng đi thì… vô tư. Quả vậy, nhìn cách già làng Đinh Srơnh bước đi trên đôi cà kheo thuần thục, nhanh nhẹn như trên chính đôi chân của mình, chúng tôi tin rằng, thời trẻ, ông chắc phải là một chân chạy cà kheo có hạng ở làng Jun.
< Già làng Đinh Srơnh biểu diễn cà kheo.
Rồi cả mấy người đàn ông đang làm ở nhà Đinh Yao thấy vui cũng ngừng tay, cầm lấy cây cà kheo bước đi, ai cũng tỏ ra rất khéo léo, vừa đi vừa cười giỡn rất sảng khoái.
Rạng danh cà kheo làng Jun
Với lớp người lớn tuổi như già làng Đinh Srơnh hay Trưởng thôn Đinh Yao, đôi cà kheo đơn thuần chỉ là một phương tiện hiệu quả để đi lại trong làng những ngày mưa gió. Chưa bao giờ họ nghĩ rằng, có ngày, trên đôi cà kheo, đám con cháu họ lại có thể bước đi tới những vùng miền xa xôi của đất nước. Ấy vậy mà điều này đã xảy ra. Gần chục năm qua, những chàng trai, cô gái làng Jun đã mang đôi cà kheo vượt hàng trăm cây số lên TP. Pleiku và xa hơn, đi tới Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Phước…
Trong số những “ngôi sao” cà kheo ở làng Jun, Đinh Văn Ách có lẽ là người nhiều thành tích nhất. Khi chúng tôi đến nhà, Ách đang ngồi ở sân, cặm cụi làm một đôi cà kheo cho đám trẻ con trong làng. Vừa làm, Ách vừa kể, từ nhỏ em đã thích đi cà kheo nhưng mẹ không cho vì sợ ngã.
Mãi đến năm mười ba tuổi, Ách mới được mẹ cho trèo lên đôi cà kheo. Ban đầu, Ách cũng ngã lên, ngã xuống, cũng xây xát mặt mày, chân tay nhưng em vẫn không chịu rời bỏ đôi cà kheo. Cứ thế, ngày lại ngày, hễ đi học về là Ách lại lôi đôi cà kheo ra tập đi, đi vững thì bắt đầu tập chạy. Thấy Ách đi cà kheo giỏi, các anh chị trong làng giới thiệu Ách với cán bộ Phòng Văn hóa- Thông tin huyện. Vậy là Ách được chọn lên tỉnh thi, rồi lại đại diện cho tỉnh đi thi các hội thi thể thao dân tộc thiểu số toàn quốc.
Chỉ trong vòng ba năm trở lại đây, Ách đã giành được cả chục tấm huy chương, đủ cả vàng, bạc, đồng. Trong số này, đáng kể nhất là tấm huy chương vàng Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh lần thứ VI năm 2010 và hai tấm huy chương vàng mới nhất tại Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch miền Trung tại Phú Yên năm 2011. Không giàu thành tích như Đinh Văn Ách nhưng hai đàn chị Đinh Thị Lên và Đinh Thị Prơi cũng là những chân chạy cà kheo có tiếng.
Đinh Thị Lên nói: “Em biết đi cà kheo từ năm mười hai tuổi”. Hơn chục năm nay, hầu như cuộc thi nào trong và ngoài tỉnh cô cũng được chọn tham dự. “Huyện gọi là em đi-Lên tâm sự. Nhờ cà kheo mà em đã được đi Phú Yên, Bình Phước, Quảng Nam…, được gặp gỡ nhiều bạn bè. Thích lắm”. Còn Đinh Thị Prơi khi được hỏi thì bẽn lẽn… khoe: “Em mới giành một huy chương vàng, một huy chương đồng tại Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch miền Trung tại Phú Yên năm 2011”.
Những tấm huy chương mà Đinh Văn Ách, Đinh Thị Lên, Đinh Thị Prơi mang về sau những cuộc thi không chỉ khiến người dân làng Jun phấn chấn, tự hào mà còn khiến đám trẻ con trong làng thêm say mê với môn cà kheo. Chẳng thế mà mới mười, mười một tuổi, Đinh Thị Ương, Đinh Thị Hân, Đinh Văn Týp, Đinh Văn Viên đã có thể thoải mái chạy nhảy trên đôi cà kheo hay những em bé mới lên sáu như Đinh Ôk đã quấn lấy đôi cà kheo đòi tập đi.
Dường như lũ trẻ làng Jun đều muốn mai này lớn lên sẽ trở thành người đi cà kheo giỏi như anh Ách, chị Lên, chị Prơi…
- Theo Tiến Dũng (Gia Lai Online), internet
< Đi trên cà kheo.
Từ con gái đến con trai, từ trẻ con đến người già, hầu như ai ở làng Jun cũng có thể bước đi, thậm chí chạy trên đôi cà kheo một cách thuần thục, thoải mái như chính đôi chân của mình.
“Mỗi khi cần vận động viên cà kheo tham dự Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số trên tỉnh, bọn em chỉ cần vào làng Jun ới một tiếng là xong”- anh Lê Thái Ngọc- cán bộ Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đak Pơ tâm sự đầy tự hào khi dẫn chúng tôi vào làng Jun.
“Đôi chân thứ hai” của người làng Jun
Mới hơn giờ, mặt trời vừa nhô khỏi ngọn tre mà làng Jun đã vắng tanh vắng ngắt. Hai bên đường vào làng, dưới bóng cổ thụ cao vút, xanh rì là những ngôi nhà sàn, nhà xây mái bằng xinh xắn khóa cửa nằm thiêm thiếp. Dừng chân bên nhà rông của làng, Ngọc bảo: “Bà con chắc lên rẫy chặt mía hết rồi. Các anh ngồi đợi chút, em đi xem có ai ở nhà không”. Nói đoạn, anh phóng xe máy vào làng. Chỉ dăm phút đã thấy Ngọc quay về, mặt rạng rỡ: “May quá, có trưởng thôn ở nhà”.
< Lớp mầm non làng Jun, xã Yang Bắc.
Nhà Trưởng thôn Đinh Yao nằm giữa làng. Trên khoảnh sân đất, hơn chục người đàn ông già có, trẻ có đang cặm cụi làm việc, người vung dao chẻ tre, người tỉ mẩn vót lạt, người thoăn thoắt đan những tấm phên.
Thấy chúng tôi tới, Đinh Yao dừng tay nói chuyện. Hóa ra hôm nay anh sửa nhà. Những người trên sân là anh em, bà con trong làng tới làm giúp. Chỉ tay vào người đàn ông già nhất đang ngồi vót lạt, Đinh Yao giới thiệu, đây là già làng Đinh Srơnh.
Theo lời già làng Đinh Srơnh và Trưởng thôn Đinh Yao kể thì ngày xưa, cũng chẳng rõ từ khi nào, dân làng Jun đã coi cà kheo như đôi chân thứ hai của mình. Bởi lẽ, cứ đến mùa mưa, đường làng lại lầy lội bùn đất, để giữ cho đôi chân sạch sẽ, không vấy bẩn đất cát vào nhà, nhất là nhà rông của làng mỗi lần ra ngoài, người làng Jun đã nghĩ ra cây cà kheo.
Ban đầu chỉ một vài người đi, sau thấy hay, cả làng đều làm cà kheo để đi lại vào mùa mưa. Bây giờ, khi những con đường lầy lội bùn đất đã dần được thay thế bởi những con đường bê tông sạch sẽ, người làng Jun ít khi phải dùng đến đôi cà kheo để đi lại thì họ lại coi đây như một trò chơi vừa để thể hiện sự khéo léo, vừa là giữ lại một nét đẹp trong văn hóa của làng.
Để chứng minh cho chúng tôi thấy điều mình vừa nói, già làng Đinh Srơnh lấy đôi cà kheo ra biểu diễn. Ông bảo, mình già rồi, không chạy được như lũ thanh niên nhưng đi thì… vô tư. Quả vậy, nhìn cách già làng Đinh Srơnh bước đi trên đôi cà kheo thuần thục, nhanh nhẹn như trên chính đôi chân của mình, chúng tôi tin rằng, thời trẻ, ông chắc phải là một chân chạy cà kheo có hạng ở làng Jun.
< Già làng Đinh Srơnh biểu diễn cà kheo.
Rồi cả mấy người đàn ông đang làm ở nhà Đinh Yao thấy vui cũng ngừng tay, cầm lấy cây cà kheo bước đi, ai cũng tỏ ra rất khéo léo, vừa đi vừa cười giỡn rất sảng khoái.
Rạng danh cà kheo làng Jun
Với lớp người lớn tuổi như già làng Đinh Srơnh hay Trưởng thôn Đinh Yao, đôi cà kheo đơn thuần chỉ là một phương tiện hiệu quả để đi lại trong làng những ngày mưa gió. Chưa bao giờ họ nghĩ rằng, có ngày, trên đôi cà kheo, đám con cháu họ lại có thể bước đi tới những vùng miền xa xôi của đất nước. Ấy vậy mà điều này đã xảy ra. Gần chục năm qua, những chàng trai, cô gái làng Jun đã mang đôi cà kheo vượt hàng trăm cây số lên TP. Pleiku và xa hơn, đi tới Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Phước…
Trong số những “ngôi sao” cà kheo ở làng Jun, Đinh Văn Ách có lẽ là người nhiều thành tích nhất. Khi chúng tôi đến nhà, Ách đang ngồi ở sân, cặm cụi làm một đôi cà kheo cho đám trẻ con trong làng. Vừa làm, Ách vừa kể, từ nhỏ em đã thích đi cà kheo nhưng mẹ không cho vì sợ ngã.
Mãi đến năm mười ba tuổi, Ách mới được mẹ cho trèo lên đôi cà kheo. Ban đầu, Ách cũng ngã lên, ngã xuống, cũng xây xát mặt mày, chân tay nhưng em vẫn không chịu rời bỏ đôi cà kheo. Cứ thế, ngày lại ngày, hễ đi học về là Ách lại lôi đôi cà kheo ra tập đi, đi vững thì bắt đầu tập chạy. Thấy Ách đi cà kheo giỏi, các anh chị trong làng giới thiệu Ách với cán bộ Phòng Văn hóa- Thông tin huyện. Vậy là Ách được chọn lên tỉnh thi, rồi lại đại diện cho tỉnh đi thi các hội thi thể thao dân tộc thiểu số toàn quốc.
Chỉ trong vòng ba năm trở lại đây, Ách đã giành được cả chục tấm huy chương, đủ cả vàng, bạc, đồng. Trong số này, đáng kể nhất là tấm huy chương vàng Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh lần thứ VI năm 2010 và hai tấm huy chương vàng mới nhất tại Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch miền Trung tại Phú Yên năm 2011. Không giàu thành tích như Đinh Văn Ách nhưng hai đàn chị Đinh Thị Lên và Đinh Thị Prơi cũng là những chân chạy cà kheo có tiếng.
Đinh Thị Lên nói: “Em biết đi cà kheo từ năm mười hai tuổi”. Hơn chục năm nay, hầu như cuộc thi nào trong và ngoài tỉnh cô cũng được chọn tham dự. “Huyện gọi là em đi-Lên tâm sự. Nhờ cà kheo mà em đã được đi Phú Yên, Bình Phước, Quảng Nam…, được gặp gỡ nhiều bạn bè. Thích lắm”. Còn Đinh Thị Prơi khi được hỏi thì bẽn lẽn… khoe: “Em mới giành một huy chương vàng, một huy chương đồng tại Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch miền Trung tại Phú Yên năm 2011”.
Những tấm huy chương mà Đinh Văn Ách, Đinh Thị Lên, Đinh Thị Prơi mang về sau những cuộc thi không chỉ khiến người dân làng Jun phấn chấn, tự hào mà còn khiến đám trẻ con trong làng thêm say mê với môn cà kheo. Chẳng thế mà mới mười, mười một tuổi, Đinh Thị Ương, Đinh Thị Hân, Đinh Văn Týp, Đinh Văn Viên đã có thể thoải mái chạy nhảy trên đôi cà kheo hay những em bé mới lên sáu như Đinh Ôk đã quấn lấy đôi cà kheo đòi tập đi.
Dường như lũ trẻ làng Jun đều muốn mai này lớn lên sẽ trở thành người đi cà kheo giỏi như anh Ách, chị Lên, chị Prơi…
- Theo Tiến Dũng (Gia Lai Online), internet
Đỉnh Phu Song Sung là đây! (P 2)
"Phu Song Sung (Fang Xong Zông) là tên một đỉnh núi ở phía Tây Yên Bái, cao khoảng khoảng 2.955m so với mực nước biển.
So với đỉnh núi nổi tiếng Fanxipan, Phu Song Sung thấp hơn nhưng độ khó thì nhiều người cho rằng hơn Fanxipan rất nhiều lần. Dù đoàn leo hầu hết có kinh nghiệm leo núi và được chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi đối mặt với những con dốc đất dựng đứng..."
Càng lên cao, khung cảnh của đỉnh Phu Song Sung càng đẹp. Trời xanh ngăn ngắt, mây trắng chạy nhanh vùn vụt trên đầu, những bông hoa, cành lá có màu sắc khác đến lạ lùng. Trong ánh bình minh, biển mây nhìn từ khu lều trại đã đẹp khi lên cao nhìn càng vĩ đại hơn.
Khi chạm chân đến đỉnh núi vào buổi trưa ngày hôm sau, một cảm giác không thể mô tả được lan khắp cả đoàn.
< Và đỉnh núi là đây!
Cả đoàn hò hét, nhảy múa, ngắm nhìn biển mây trắng rực rỡ bao khắp bốn phía xung quanh đỉnh núi. Người chụp ảnh, kẻ đo GPS xem độ cao đỉnh núi là bao nhiêu. Tốc độ gió mạnh đến mức phải hò hét vào tai nhau đến khản cả giọng.
Sống lưng con trâu vàng rực lên từng đợt, từng đợt mỗi khi có một đám mây bay bị gió thổi bay đi.
Khung cảnh thiên nhiên lúc này thật hùng vĩ đến không thể nói lên lời. Còn chờ gì nữa, bật rượu lên mừng chiến thắng đi thôi.
Quãng đường đi xuống vào buổi chiều nhờ có cảm giác chiến thắng bản thân cộng với thời tiết ủng hộ tuyệt đối nên mọi người trong đoàn chúng tôi đều đã vượt qua được đau đớn của đôi chân để về đến bản Xà Hồ chung chén rượu ngô cùng gia đình những người guide H’Mông tốt bụng và thân thiện.
< Ăn mừng tại chỗ...
Vừa leo xuống núi vừa cố gắng ngoái mình lại chụp từng bức hình về đỉnh núi huyền bí, dù máy ảnh báo gần hết pin, cứ phải chờ hồi lên chụp tiếp, nhưng tôi cứ muốn chụp mãi, chụp mãi cái đỉnh núi ở mọi góc nhìn khác nhau, nó mê hoặc đến kỳ lạ.
Chia tay Phu Song Sung, chào nhé trời xanh, mây trắng, nắng vàng…
Chuyện kể sau chuyến đi:
Gió quất lưng trâu Tang Là sương phủ
Cháy lửa lưng đồi Ngựa Đỏ tích xưa
Cái hôm đó, khi mà cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa hội ý bên bờ suối về chuyện đi-ở với nhiều ý kiến trái ngược như hội nghị Diên Hồng "hòa hay đánh" thì trong tâm trí tôi thật sự trở lại với câu chuyện Bí thư Giàng kể bên bếp lửa hồng đêm nao.
Có thể nói đó chính là động lực lớn nhất khiến tôi tiếp tục dấn thân vào cuộc chinh phục mà với chút ít kinh nghiệm bấy lâu tích cóp được cùng những gì thật sự đang có, tôi tự đánh giá là cực kì mạo hiểm. Phu Song Sung theo số liệu Quốc gia 2009 (4.gif) cao 2.985m so với mực nước biển, nằm phía tây Yên Bái gối đầu lên thượng nguồn sông Đà và giáp mặt với Sơn La về hướng Tây Nam cùng Lai Châu trên đầu Tây Bắc.
Chính vì là một trong những đỉnh cao nhất Đông Dương nên ngoài ý nghĩa về địa lý học, sử học, toán lý hóa học thì nó còn có ý nghĩa chiến lược trong an ninh quốc phòng, ý tôi nói là cả trên góc độ điểm cao và tâm linh ma thuật. Lại kể, ngày đó từ những năm cuối cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và sau này là Đế quốc Mỹ với chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta đã có không biết bao nhiêu máy bay của ta và cả của địch rơi rụng mất tích tại vùng chân dãy Sà Phình với đỉnh cao nhất là Phu Song Sung này!
Không ai hiểu và giải thích được tại sao và thật sự đã có những cuộc nghiên cứu tìm hiểu cũng như những bài viết phóng ký sự của các tay viết lão làng về chuyện này. Tuy nhiên kết quả cùng những lời giải thích có căn cứ khoa học thì vẫn chìm trong mịt mù như dãy Tang Là quanh năm sương phủ ngày nay.
Các bạn ạ, hẳn nó cũng là cái duyên khi tôi có dịp được Bí thư Giàng kể rồi tự mình lao vào thực tiễn và đến giờ vẫn còn ngờ ngợ về tích xác thực của nó.
Theo ông, xưa nay Ta và Khựa vốn có nhiều thâm thù biên giới sắc tộc rồi lợi ích kinh tế chính trị đối lập đôi bên. Và để kìm hãm phá hại cái anh Việt Nam xóm giềng tình thân hữu hảo, họ đề ra hẳn một kế hoạch dùng thầy số yểm một số long mạch trên lãnh thổ nước ta, cụ thể có vài vụ nổi tiếng chắc anh em nhiều người biết là dãy Cao Biền, sông Tô Lịch, cửa thành Hà Nội rồi cánh cung Yên Tử, Tam Đảo....và cuối cùng gần nhất trong câu chuyện này tôi kể đây là dãy Sa Phình với đỉnh cao cả đoàn đang háo hức leo lên.
Hẳn nếu đúng như lời ông nói thì việc Khựa cho xây và chôn một con ngựa đỏ trên đỉnh Phu Song Sung để yểm là hoàn toàn có thật và tôi đã hoàn toàn có lý khi cố leo lên đến đỉnh để chứng kiến vụ việc này.
Chứng tích để lại trên đỉnh hiện nay chỉ còn 02 hố bê tông hình tròn và vuông, còn về việc ngựa đỏ theo Bí thư Sinh sau khi biết được việc người Tàu làm thì ông của ông người trước kia cũng là một bí thư xã Xà Hồ, vốn ghét cay ghét đắng bọn Khựa đã hô hào dân trong bản leo lên đập tan nát rồi vứt bỏ.
Để kết nối các tình tiết về rơi máy bay, bùa ngải rồi ngựa đỏ có liên quan đến nhau hay không, tôi ko dám khẳng định nhưng nó là một cái gì đấy rất khó nói, khó diễn tả.
Câu chuyện chỉ có vậy nhưng qua đó ta thấy rõ sự thâm hiểm của anh bạn láng giiềng trên đầu chúng ta. Đơn giản, đến người H''''Mông còn ghét như thế thì hà cớ gì chúng ta ko tẩy chay cụ cái bọn đấy đi! Và giờ, lại cũng cái bọn đấy và tại nơi đấy (ngay chân núi PSS), chúng đang đục khoét bới tìm cái con bỏ m.. gì thấy bảo là chì ! Ko biết chúng có âm mưu gì nữa ko !? Chúng ta cùng cảnh giác vụ này.
Một số điểm chú ý về cung đường:
< Rừng trúc ở độ cao 2.400m khá giống bên FANSIPAN.
+ Thời tiết phải khô ráo thì mới leo vì đường dốc thẳng đứng và là đất bùn nên trời nắng leo đã cực, trời mưa thì rất khủng khiếp
+ Nên sử dụng giày bộ đội hoặc giày trekking loại thật tốt, đế bám chắc vì leo lên dốc đứng lên, leo xuống cắm thẳng mũi chân xuống
( Giày bộ đội là tối ưu nhất )
+ Chỉ mang đồ dùng thiết yếu khi leo : Cá nhân tôi bỏ lại toàn bộ quần áo ( lúc đi chuẩn bị rất nhiều ), chỉ mặc trên người 1 áo phông từ lúc đi đến lúc về, 1 áo phông dự phòng, khăn, áo gió ( quan trọng ), quần trek cản gió loại nhanh khô, xà cạp, áo lông vũ có mũ trùm đầu ( dùng đêm ), quần ngủ loại nỉ bó ấm mặc trong, đèn pin loại đeo đầu ( cực kỳ quan trọng ), thuốc men, GPS, điện thoại, máy ảnh du lịch, chai nước nhỏ, đường glucose, kẹo gừng, C sủi, găng tay hạt nhựa, kem dưỡng da, tấm trải ngủ đêm, túi ngủ và 1 cái lều 4 người.
+ Phải có gậy chống : khi leo lên và xuống cực kỳ cần thiết, cái này vào cửa rừng bảo guide chặt cây làm gậy cho là ổn.
+ Giá thuê guide là 700k/người cho 1.5 ngày leo ( 1 đêm ), về sau vì các guide quá khỏe, nhiệt tình tốt bụng lúc gùi đồ chung cho nhóm và luôn quay lại cả mấy quả núi giúp mấy bạn nữ yếu bê đồ mà bọn mình boa thêm 100k là 800k, các đoàn sau lơu ý ko phá giá như bên Tà Xùa.
+ Một số đoạn leo trên sống núi hẹp 1m rất chênh vênh trong điều kiện gió rất mạnh nên fải tập trung đi cho chắc, đoàn mình ai cũng balô rất nặng mà gió thổi muốn bay người, fải ngồi thụp xuống tránh liên tục
+ Nhiệt độ lúc lên đỉnh thường là 4-5 độ C, gió cực mạnh nên chỉ lên chụp ảnh một lúc rồi xuống phía dưới chừng 20m nghỉ tránh gió.
Trekking lên đinh Phu Song Sung (P1)
- Theo forum Phuot.com
So với đỉnh núi nổi tiếng Fanxipan, Phu Song Sung thấp hơn nhưng độ khó thì nhiều người cho rằng hơn Fanxipan rất nhiều lần. Dù đoàn leo hầu hết có kinh nghiệm leo núi và được chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi đối mặt với những con dốc đất dựng đứng..."
Càng lên cao, khung cảnh của đỉnh Phu Song Sung càng đẹp. Trời xanh ngăn ngắt, mây trắng chạy nhanh vùn vụt trên đầu, những bông hoa, cành lá có màu sắc khác đến lạ lùng. Trong ánh bình minh, biển mây nhìn từ khu lều trại đã đẹp khi lên cao nhìn càng vĩ đại hơn.
Khi chạm chân đến đỉnh núi vào buổi trưa ngày hôm sau, một cảm giác không thể mô tả được lan khắp cả đoàn.
< Và đỉnh núi là đây!
Cả đoàn hò hét, nhảy múa, ngắm nhìn biển mây trắng rực rỡ bao khắp bốn phía xung quanh đỉnh núi. Người chụp ảnh, kẻ đo GPS xem độ cao đỉnh núi là bao nhiêu. Tốc độ gió mạnh đến mức phải hò hét vào tai nhau đến khản cả giọng.
Sống lưng con trâu vàng rực lên từng đợt, từng đợt mỗi khi có một đám mây bay bị gió thổi bay đi.
Khung cảnh thiên nhiên lúc này thật hùng vĩ đến không thể nói lên lời. Còn chờ gì nữa, bật rượu lên mừng chiến thắng đi thôi.
Quãng đường đi xuống vào buổi chiều nhờ có cảm giác chiến thắng bản thân cộng với thời tiết ủng hộ tuyệt đối nên mọi người trong đoàn chúng tôi đều đã vượt qua được đau đớn của đôi chân để về đến bản Xà Hồ chung chén rượu ngô cùng gia đình những người guide H’Mông tốt bụng và thân thiện.
< Ăn mừng tại chỗ...
Vừa leo xuống núi vừa cố gắng ngoái mình lại chụp từng bức hình về đỉnh núi huyền bí, dù máy ảnh báo gần hết pin, cứ phải chờ hồi lên chụp tiếp, nhưng tôi cứ muốn chụp mãi, chụp mãi cái đỉnh núi ở mọi góc nhìn khác nhau, nó mê hoặc đến kỳ lạ.
Chia tay Phu Song Sung, chào nhé trời xanh, mây trắng, nắng vàng…
Chuyện kể sau chuyến đi:
Gió quất lưng trâu Tang Là sương phủ
Cháy lửa lưng đồi Ngựa Đỏ tích xưa
Cái hôm đó, khi mà cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa hội ý bên bờ suối về chuyện đi-ở với nhiều ý kiến trái ngược như hội nghị Diên Hồng "hòa hay đánh" thì trong tâm trí tôi thật sự trở lại với câu chuyện Bí thư Giàng kể bên bếp lửa hồng đêm nao.
Có thể nói đó chính là động lực lớn nhất khiến tôi tiếp tục dấn thân vào cuộc chinh phục mà với chút ít kinh nghiệm bấy lâu tích cóp được cùng những gì thật sự đang có, tôi tự đánh giá là cực kì mạo hiểm. Phu Song Sung theo số liệu Quốc gia 2009 (4.gif) cao 2.985m so với mực nước biển, nằm phía tây Yên Bái gối đầu lên thượng nguồn sông Đà và giáp mặt với Sơn La về hướng Tây Nam cùng Lai Châu trên đầu Tây Bắc.
Chính vì là một trong những đỉnh cao nhất Đông Dương nên ngoài ý nghĩa về địa lý học, sử học, toán lý hóa học thì nó còn có ý nghĩa chiến lược trong an ninh quốc phòng, ý tôi nói là cả trên góc độ điểm cao và tâm linh ma thuật. Lại kể, ngày đó từ những năm cuối cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và sau này là Đế quốc Mỹ với chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta đã có không biết bao nhiêu máy bay của ta và cả của địch rơi rụng mất tích tại vùng chân dãy Sà Phình với đỉnh cao nhất là Phu Song Sung này!
Không ai hiểu và giải thích được tại sao và thật sự đã có những cuộc nghiên cứu tìm hiểu cũng như những bài viết phóng ký sự của các tay viết lão làng về chuyện này. Tuy nhiên kết quả cùng những lời giải thích có căn cứ khoa học thì vẫn chìm trong mịt mù như dãy Tang Là quanh năm sương phủ ngày nay.
Các bạn ạ, hẳn nó cũng là cái duyên khi tôi có dịp được Bí thư Giàng kể rồi tự mình lao vào thực tiễn và đến giờ vẫn còn ngờ ngợ về tích xác thực của nó.
Theo ông, xưa nay Ta và Khựa vốn có nhiều thâm thù biên giới sắc tộc rồi lợi ích kinh tế chính trị đối lập đôi bên. Và để kìm hãm phá hại cái anh Việt Nam xóm giềng tình thân hữu hảo, họ đề ra hẳn một kế hoạch dùng thầy số yểm một số long mạch trên lãnh thổ nước ta, cụ thể có vài vụ nổi tiếng chắc anh em nhiều người biết là dãy Cao Biền, sông Tô Lịch, cửa thành Hà Nội rồi cánh cung Yên Tử, Tam Đảo....và cuối cùng gần nhất trong câu chuyện này tôi kể đây là dãy Sa Phình với đỉnh cao cả đoàn đang háo hức leo lên.
Hẳn nếu đúng như lời ông nói thì việc Khựa cho xây và chôn một con ngựa đỏ trên đỉnh Phu Song Sung để yểm là hoàn toàn có thật và tôi đã hoàn toàn có lý khi cố leo lên đến đỉnh để chứng kiến vụ việc này.
Chứng tích để lại trên đỉnh hiện nay chỉ còn 02 hố bê tông hình tròn và vuông, còn về việc ngựa đỏ theo Bí thư Sinh sau khi biết được việc người Tàu làm thì ông của ông người trước kia cũng là một bí thư xã Xà Hồ, vốn ghét cay ghét đắng bọn Khựa đã hô hào dân trong bản leo lên đập tan nát rồi vứt bỏ.
Để kết nối các tình tiết về rơi máy bay, bùa ngải rồi ngựa đỏ có liên quan đến nhau hay không, tôi ko dám khẳng định nhưng nó là một cái gì đấy rất khó nói, khó diễn tả.
Câu chuyện chỉ có vậy nhưng qua đó ta thấy rõ sự thâm hiểm của anh bạn láng giiềng trên đầu chúng ta. Đơn giản, đến người H''''Mông còn ghét như thế thì hà cớ gì chúng ta ko tẩy chay cụ cái bọn đấy đi! Và giờ, lại cũng cái bọn đấy và tại nơi đấy (ngay chân núi PSS), chúng đang đục khoét bới tìm cái con bỏ m.. gì thấy bảo là chì ! Ko biết chúng có âm mưu gì nữa ko !? Chúng ta cùng cảnh giác vụ này.
Một số điểm chú ý về cung đường:
< Rừng trúc ở độ cao 2.400m khá giống bên FANSIPAN.
+ Thời tiết phải khô ráo thì mới leo vì đường dốc thẳng đứng và là đất bùn nên trời nắng leo đã cực, trời mưa thì rất khủng khiếp
+ Nên sử dụng giày bộ đội hoặc giày trekking loại thật tốt, đế bám chắc vì leo lên dốc đứng lên, leo xuống cắm thẳng mũi chân xuống
( Giày bộ đội là tối ưu nhất )
+ Chỉ mang đồ dùng thiết yếu khi leo : Cá nhân tôi bỏ lại toàn bộ quần áo ( lúc đi chuẩn bị rất nhiều ), chỉ mặc trên người 1 áo phông từ lúc đi đến lúc về, 1 áo phông dự phòng, khăn, áo gió ( quan trọng ), quần trek cản gió loại nhanh khô, xà cạp, áo lông vũ có mũ trùm đầu ( dùng đêm ), quần ngủ loại nỉ bó ấm mặc trong, đèn pin loại đeo đầu ( cực kỳ quan trọng ), thuốc men, GPS, điện thoại, máy ảnh du lịch, chai nước nhỏ, đường glucose, kẹo gừng, C sủi, găng tay hạt nhựa, kem dưỡng da, tấm trải ngủ đêm, túi ngủ và 1 cái lều 4 người.
+ Phải có gậy chống : khi leo lên và xuống cực kỳ cần thiết, cái này vào cửa rừng bảo guide chặt cây làm gậy cho là ổn.
+ Giá thuê guide là 700k/người cho 1.5 ngày leo ( 1 đêm ), về sau vì các guide quá khỏe, nhiệt tình tốt bụng lúc gùi đồ chung cho nhóm và luôn quay lại cả mấy quả núi giúp mấy bạn nữ yếu bê đồ mà bọn mình boa thêm 100k là 800k, các đoàn sau lơu ý ko phá giá như bên Tà Xùa.
+ Một số đoạn leo trên sống núi hẹp 1m rất chênh vênh trong điều kiện gió rất mạnh nên fải tập trung đi cho chắc, đoàn mình ai cũng balô rất nặng mà gió thổi muốn bay người, fải ngồi thụp xuống tránh liên tục
+ Nhiệt độ lúc lên đỉnh thường là 4-5 độ C, gió cực mạnh nên chỉ lên chụp ảnh một lúc rồi xuống phía dưới chừng 20m nghỉ tránh gió.
Trekking lên đinh Phu Song Sung (P1)
- Theo forum Phuot.com
Subscribe to:
Posts (Atom)