Có một điểm du lịch tạo nên ưu thế bởi mô phỏng thiên nhiên đồng quê miền Nam. Đặc biệt, mọi sinh hoạt ở đây buộc khách phải nghiêm túc chấp hành để giữ gìn môi trường sống.
Đó là khu du lịch An Lạc Trang trên cù lao Bến Cỏ (huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh). Cuối tuần, nhiều người thành phố chọn nơi đây làm điểm đến để xả stress, để có những phút tĩnh tâm…
Cuối tuần, mấy người bạn đề nghị: “Lên Bến Cỏ “lánh đời” đi”. Nghe hai từ “lánh đời”, nhiều người nghĩ chắc là vào chùa làm công quả hoặc học tu... Nhưng không phải vậy, điểm đến “lánh đời” là một khu du lịch. Khu An Lạc Trang nằm trọn vẹn trên cù lao Bến Cỏ rộng chừng 2 ha thuộc huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Diện tích này không lớn so với một khu du lịch sinh thái nhưng nơi đây tái hiện được đồng quê Nam Bộ với những cây cầu, lối đi quanh co, những ngôi nhà ngói đỏ, vườn cây ăn trái, bến nước, con đò...
Lên xuồng qua sông, lên cù lao... dường như mọi thứ bộn bề cuộc sống đã được khách bỏ lại bên kia bờ. An Lạc Trang đúng như tên gọi, đón khách bằng một không gian thoáng đãng, trong lành. Giữa không gian đó, mọi người có được cảm giác thư thái, an nhàn.
Trước khi trở thành “công dân” của An Lạc Trang, khách được hướng dẫn kỹ lưỡng về những quy định: điều cấm kỵ nhất là làm ồn, ảnh hưởng đến người khác; chuông điện thoại di động không được vang lên trong thời gian lưu trú tại đây.
Đặc biệt là khách không được dùng rượu, thịt trong khu vực này. Người ta giải thích rằng bữa ăn hằng ngày không thịt, cá là để thanh lọc cơ thể. Khách được tự do đi dạo ở bất cứ nơi nào trong khu vực này. Có một bãi sân rộng để khách sinh hoạt các trò chơi tập thể, trao đổi kinh nghiệm về đời sống, ứng xử...
Nếu đăng ký trước về các chương trình mình cần, khách có thể được các diễn giả là những người có kinh nghiệm truyền đạt các kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng tồn tại trong môi trường nguy hiểm...
Chủ đề “May quá” được rất nhiều du khách lựa chọn bởi khách học được cái nhìn lạc quan trong cuộc sống. Các diễn giả chia sẻ với du khách về những “kinh nghiệm thất bại” để làm bài học và trả lời được câu hỏi “vì sao ta thất bại?”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Các đoàn đến đây được sắp xếp chỗ ở trong một ngôi nhà lợp ngói mát rượi với những vật dụng thiết yếu. Không tiện nghi, không hiện đại nhưng du khách đều cảm thấy hài lòng. Trong mỗi ngôi nhà đều được bài trí một bộ ghế ngồi, đi-văng gỗ, chõng tre...
Nếu khách có nhu cầu sinh hoạt trại sẽ được bố trí một sân cỏ rộng, sức chứa vài trăm người để cắm trại, sinh hoạt lửa trại và trò chơi tập thể... Khoảng 11 giờ đêm, khách được nhắc nghỉ ngơi để dưỡng sức, trả lại không gian tĩnh lặng thực sự cho khu vực này. Dưới ánh trăng, khách cảm nhận được sự thanh bình trên cù lao...
Buổi sáng, du khách được đánh thức sớm để đón những ánh nắng đầu tiên trong bầu không khí trong lành, sảng khoái. Thức sớm ở cù lao Bến Cỏ, khách vô cùng sảng khoái khi bước chân trên cỏ êm, nghe tiếng chim hót và hít làn không khí trong lành. Nhiều người thích thú vì lâu lắm rồi mới có được cảm giác tuyệt vời như thế.
Sau 15 phút vệ sinh cá nhân, khách được mời đến ngôi nhà sàn ở trung tâm cù lao. Tại đây, có người hướng dẫn khách tập những bài hít thở; ngồi tập trung tư tưởng để lắng đọng tâm hồn tương tự như ngồi thiền để lấy lại cân bằng cơ thể. Những bài tập đơn giản, không chiếm nhiều thời gian được vận dụng thực hành hằng ngày để thư giãn, khơi thông huyết quản, mang lại sức khỏe dẻo dai cho cơ thể.
Sau đó, khách có thể đi dạo quanh các vườn dâu, măng cụt, xoài... trĩu quả. Du khách có thể với tay hái vài trái để thưởng thức nhưng tránh hái quá nhiều, phung phí. Giữa không gian gần gũi với thiên nhiên, những lo âu, mệt mỏi bởi công việc hằng ngày gần như không còn tồn tại trong lòng du khách.
Đường đi dọc theo bờ sông bao quanh cù lao đầy cỏ cây hoa lá. Chủ nhân An Lạc Trang đã tinh tế viết những câu ngạn ngữ, câu nói của danh nhân... treo lên. Chẳng hạn “Chúng ta tạo nên cuộc sống từ những điều nhận được nhưng chúng ta thật sự làm nên cuộc đời chính từ những điều mà chúng ta cho đi” của Winston Churchill - Thủ tướng Anh thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhận được giải Nobel Văn học, là người đầu tiên được công nhận là công dân danh dự Hoa Kỳ...
Đọc những câu như thế, không ai không tự vấn mình xem mình đã làm được gì và phải sống ra sao...
Hai ngày, một đêm tại cù lao Bến Cỏ nhưng nhận thức của nhiều người đã thay đổi và ý thức giữ được thanh tâm an lạc để cân bằng với cuộc sống bộn bề và hối hả. Nơi đây luôn là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước vào dịp cuối tuần.
Tại TP Hồ Chí Minh, khách có thể di chuyển bằng xe buýt tuyến Sài Gòn-An Sương bằng xe số 4 rồi chuyển sang xe số 122 từ An Sương đến cầu Bến Nẩy. Tới chân cầu, khách xuống xe và đi bộ khoảng 200 mét theo hướng bên phải là đến An Lạc Trang-cù lao Bến Cỏ.
- Theo Liên Ngọc (Cần Thơ Online) và nhiều nguồn ảnh khác
Mồng 1 tết chơi làng an dưỡng Ba Thương
Số 1 về Du lịch: Cung cấp các Chương trình Tour Du Lịch 2016, Dịch vụ Du Lịch, Bán Vé Máy Bay, Cho thuê xe du lịch, Làm Visa, Khách sạn giá rẻ.
Monday, April 30, 2012
Nhà thờ Con Gà - Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà nằm trên đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt, gần khách sạn Novotel. Nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt.
Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo ở Việt Nam có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.
Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, có chiều dài 65m, chiều rộng 14m và cao 47m.
Với độ cao đó, tháp chuông của nhà thờ có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Phần phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ.
Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
Điểm đặc biệt của nhà thờ là trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió.
Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".
Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.
Vào dịp Giáng sinh hằng năm, đây là nơi tập trung rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ, tham quan. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ nhỏ hơn trong đó Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) và nhà thờ Cam Ly mang những nét đặc trưng riêng.
- Theo Mytour và nhiều nguồn ảnh khác
Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo ở Việt Nam có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.
Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, có chiều dài 65m, chiều rộng 14m và cao 47m.
Với độ cao đó, tháp chuông của nhà thờ có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Phần phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ.
Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
Điểm đặc biệt của nhà thờ là trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió.
Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".
Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.
Vào dịp Giáng sinh hằng năm, đây là nơi tập trung rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ, tham quan. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ nhỏ hơn trong đó Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) và nhà thờ Cam Ly mang những nét đặc trưng riêng.
- Theo Mytour và nhiều nguồn ảnh khác
Màn ‘đệ nhất pháo hoa’ tại Đà Nẵng
Sau hai đêm trình diễn, tối 30/4, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2012 (DIFC 2012) đã chính thức khép lại với giải nhất thuộc về đội Parente Fireworks của Italy. Hai giải nhì thuộc về Trung Quốc và Pháp; hai giải ba thuộc về đội chủ nhà Đà Nẵng- Việt Nam và Canada.
Đêm 30/4, hai đội thi còn lại đến từ Pháp và Italia đã trình diễn các phần thi của mình.
Đội Parente Fireworks đã lấy ý tưởng từ chính chủ đề của DIFC 2012 - Sắc màu Đà Nẵng để làm chủ đề cho phần trình diễn của mình.
Phát biểu bế mạc cuộc thi, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng nhấn mạnh: “Phần trình diễn của đội thi đạt giải nhất năm nay hoàn toàn xứng đáng. Họ không chỉ thuyết phục ban giám khảo mà còn làm nức lòng hàng triệu khan giả đến với Đà Nẵng và xem trực tiếp qua truyền hình”.
Tường thuật
Đêm 30.4, hai đội pháo hoa Pháp và Ý trong phần trình diễn của mình đã tập trung bám sát chủ đề Sắc màu Đà Nẵng.
Thời tiết cũng ủng hộ hai đội thi đấu trong đêm nay, gió thổi tạt khói ra khỏi khu vực cảng Đà Nẵng nơi các đội thi đấu, giúp khán giả thưởng thức trọn vẹn các màn trình diễn.
Liên tục trong hai phần thi đêm nay, khán giả ven sông Hàn không ngớt trầm trồ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên đã cho thấy sự mến mộ và thán phục của du khách đối với hai pháo thủ đến từ châu Âu.
Đội Pháp vẽ sắc màu Ngũ Hành Sơn
Sau khi vô địch DIFC 2010, đội Pháp lần thứ 2 có mặt tại TP.Đà Nẵng nhưng thật sự đây mới là lần đầu tiên người hâm mộ pháo hoa được thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn của đội Pháp.
Còn nhớ năm 2010, đội Pháp đoạt chức vô địch DIFC khiến khán giả ngẩn ngơ bởi màn trình diễn trong mưa tạo nên một màn khói dày đặc trên sông, chỉ toàn khói và khói.
Sau “Huyền thoại Âu Cơ và Lạc Long Quân”, năm nay đội Pháp dùng những quả pháo đa sắc tạo hình Ngũ Hành Sơn, vận dụng sắc màu ngũ hành vào chủ đề Sắc màu Đà Nẵng. Trong đó, mỗi màu tượng trưng cho mỗi sức mạnh của tạo hóa, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
Đội Ý điểm tô Cầu vồng Đà Nẵng
Nếu như bản nhạc “O Fortuna” được đội Canada sử dụng để khai màn pháo hoa thì đội Ý lại sử dụng chính bài này để kết lại DIFC 2012. Chậm rãi, khoan thai và ăn khớp trong từng nhịp pháo đã làm nên màn trình diễn đẳng cấp của người Ý.
Bên lề DIFC 2012
Pháo tịt. Màn trình diễn của đội Trung Quốc trong đêm đầu tiên DIFC 29.4 kết thúc được hơn 10 phút thì bất ngờ khoảng 5 loạt pháo tầm thấp lại tiếp tục được bắn lên trời. Đây là những quả pháo trong lúc các đội thi đấu đã không khai hỏa, nên ban tổ chức bắn nốt để dọn dẹp, nhường sân đấu cho hai đội Pháp, Ý đêm 30.4.
Ngất xỉu vì pháo hoa. Trong ngày đầu tiên khai diễn DIFC 2012, Trung tâm Cấp cứu TP.Đà Nẵng tiếp nhận 6 ca cấp cứu nhập viện, tăng 2 ca so với năm ngoái. Trong đó khán đài A có 1 ca giẫm phải đinh và bong gân, khán đài B2 và cầu sông Hàn có 3 người ngất xỉu. Trung tâm cũng đã kịp thời đưa một du khách nước ngoài bị đột quỵ ngay tại khách sạn Mada vào bệnh viện cấp cứu.
Lại giữ xe "chặt chém". Q.Hải Châu và Q.Sơn Trà nằm hai bên sông Hàn có 180 điểm giữ xe đăng ký với UBND các phường, niêm yết giá và số điện thoại chống “chặt chém”, tuy nhiên đến chiều 29.4 lại xuất hiện hàng trăm điểm giữ xe tự phát.
Có chỗ thu giữ xe máy 15.000 đồng/chiếc/lượt trong khi quy định chỉ 5.000 đồng, nhưng trong bối cảnh vỉa hè trông giữ chật kín và “giá sàn” trông giữ xe gắn máy chỗ nào cũng 10.000 đồng/chiếc/lượt nên du khách cũng móc ví cho xong, ngại đôi co hay gọi điện chờ lực lượng chống "chặt chém" đến.
Nhiều chủ bãi xe có đăng ký “ganh tị” với các bãi xe chui nên cho biết có thể sang năm sẽ không thèm đăng ký nữa. “Vì đăng ký phải nơm nớp lo bị kiểm tra, trong khi các bãi giữ chui có thấy ai đến xử lý đâu”, một chủ bãi xe nói.
50.000 hoa đăng. Trong hai đêm diễn ra DIFC 2012 đã có khoảng 50.000 chiếc hoa đăng thả xuống sông Hàn từ 15 ghe và 4 xuồng máy. Một tháng trước đó, hơn 1.000 tình nguyện viên của 47 CLB, đội, nhóm thanh niên trên địa bàn đã xếp giấy thành hoa đăng để thắp sáng sông Hàn.
- Tổng hợp từ Datviet, Thanhnien, VnExpress
Đêm 30/4, hai đội thi còn lại đến từ Pháp và Italia đã trình diễn các phần thi của mình.
Đội Parente Fireworks đã lấy ý tưởng từ chính chủ đề của DIFC 2012 - Sắc màu Đà Nẵng để làm chủ đề cho phần trình diễn của mình.
Phát biểu bế mạc cuộc thi, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng nhấn mạnh: “Phần trình diễn của đội thi đạt giải nhất năm nay hoàn toàn xứng đáng. Họ không chỉ thuyết phục ban giám khảo mà còn làm nức lòng hàng triệu khan giả đến với Đà Nẵng và xem trực tiếp qua truyền hình”.
Tường thuật
Đêm 30.4, hai đội pháo hoa Pháp và Ý trong phần trình diễn của mình đã tập trung bám sát chủ đề Sắc màu Đà Nẵng.
Thời tiết cũng ủng hộ hai đội thi đấu trong đêm nay, gió thổi tạt khói ra khỏi khu vực cảng Đà Nẵng nơi các đội thi đấu, giúp khán giả thưởng thức trọn vẹn các màn trình diễn.
Liên tục trong hai phần thi đêm nay, khán giả ven sông Hàn không ngớt trầm trồ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên đã cho thấy sự mến mộ và thán phục của du khách đối với hai pháo thủ đến từ châu Âu.
Đội Pháp vẽ sắc màu Ngũ Hành Sơn
Sau khi vô địch DIFC 2010, đội Pháp lần thứ 2 có mặt tại TP.Đà Nẵng nhưng thật sự đây mới là lần đầu tiên người hâm mộ pháo hoa được thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn của đội Pháp.
Còn nhớ năm 2010, đội Pháp đoạt chức vô địch DIFC khiến khán giả ngẩn ngơ bởi màn trình diễn trong mưa tạo nên một màn khói dày đặc trên sông, chỉ toàn khói và khói.
Sau “Huyền thoại Âu Cơ và Lạc Long Quân”, năm nay đội Pháp dùng những quả pháo đa sắc tạo hình Ngũ Hành Sơn, vận dụng sắc màu ngũ hành vào chủ đề Sắc màu Đà Nẵng. Trong đó, mỗi màu tượng trưng cho mỗi sức mạnh của tạo hóa, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
Đội Ý điểm tô Cầu vồng Đà Nẵng
Nếu như bản nhạc “O Fortuna” được đội Canada sử dụng để khai màn pháo hoa thì đội Ý lại sử dụng chính bài này để kết lại DIFC 2012. Chậm rãi, khoan thai và ăn khớp trong từng nhịp pháo đã làm nên màn trình diễn đẳng cấp của người Ý.
Bên lề DIFC 2012
Pháo tịt. Màn trình diễn của đội Trung Quốc trong đêm đầu tiên DIFC 29.4 kết thúc được hơn 10 phút thì bất ngờ khoảng 5 loạt pháo tầm thấp lại tiếp tục được bắn lên trời. Đây là những quả pháo trong lúc các đội thi đấu đã không khai hỏa, nên ban tổ chức bắn nốt để dọn dẹp, nhường sân đấu cho hai đội Pháp, Ý đêm 30.4.
Ngất xỉu vì pháo hoa. Trong ngày đầu tiên khai diễn DIFC 2012, Trung tâm Cấp cứu TP.Đà Nẵng tiếp nhận 6 ca cấp cứu nhập viện, tăng 2 ca so với năm ngoái. Trong đó khán đài A có 1 ca giẫm phải đinh và bong gân, khán đài B2 và cầu sông Hàn có 3 người ngất xỉu. Trung tâm cũng đã kịp thời đưa một du khách nước ngoài bị đột quỵ ngay tại khách sạn Mada vào bệnh viện cấp cứu.
Lại giữ xe "chặt chém". Q.Hải Châu và Q.Sơn Trà nằm hai bên sông Hàn có 180 điểm giữ xe đăng ký với UBND các phường, niêm yết giá và số điện thoại chống “chặt chém”, tuy nhiên đến chiều 29.4 lại xuất hiện hàng trăm điểm giữ xe tự phát.
Có chỗ thu giữ xe máy 15.000 đồng/chiếc/lượt trong khi quy định chỉ 5.000 đồng, nhưng trong bối cảnh vỉa hè trông giữ chật kín và “giá sàn” trông giữ xe gắn máy chỗ nào cũng 10.000 đồng/chiếc/lượt nên du khách cũng móc ví cho xong, ngại đôi co hay gọi điện chờ lực lượng chống "chặt chém" đến.
Nhiều chủ bãi xe có đăng ký “ganh tị” với các bãi xe chui nên cho biết có thể sang năm sẽ không thèm đăng ký nữa. “Vì đăng ký phải nơm nớp lo bị kiểm tra, trong khi các bãi giữ chui có thấy ai đến xử lý đâu”, một chủ bãi xe nói.
50.000 hoa đăng. Trong hai đêm diễn ra DIFC 2012 đã có khoảng 50.000 chiếc hoa đăng thả xuống sông Hàn từ 15 ghe và 4 xuồng máy. Một tháng trước đó, hơn 1.000 tình nguyện viên của 47 CLB, đội, nhóm thanh niên trên địa bàn đã xếp giấy thành hoa đăng để thắp sáng sông Hàn.
- Tổng hợp từ Datviet, Thanhnien, VnExpress
Hạ Long tắc nghẽn trước giờ khai hội Carnaval
Chiều 30/4, dòng xe máy, ôtô ùn ùn đổ về Hạ Long (Quảng Ninh) khiến giao thông tắc nghẽn. Nhiều du khách vạ vật trên bãi cỏ tránh nắng, tất cả khách sạn đều kín phòng.
< Đường vào đảo Tuần Châu, Hạ Long tắc nghẽn chiều 30/4. Du khách phải xuống xe đi bộ vào trong.
Chương trình Carnaval sẽ diễn ra từ 20h đến 23h ngày 1/5 tại khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, với sự tham gia của gần 4.000 diễn viên. Ba đoàn quốc tế gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Lào cũng đến tham dự.
< Các lối ra vào đảo đều ùn ứ ôtô.
< Người lái xe ôm mời chào khách đi bộ.
Tại buổi họp báo chiều 30/4, ông Trịnh Đăng Thanh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Quảng Ninh cho biết, riêng ngày 29/4 có hơn 24.000 lượt khách tới thăm quan Vịnh Hạ Long - lập kỷ lục lượng khách đến nhiều nhất trong một ngày.
< Du khách mệt mỏi, vật vờ trên bãi cỏ.
Đến 16h ngày 30/4, Hạ Long đón tiếp 15.000 lượt khách.
< Bãi gửi xe máy tại bến tàu du lịch.
< Thời tiết Hạ Long khoảng 34 độ C, lý tưởng cho việc dạo chơi. Ảnh là một góc bãi biển.
< Càng về chiều, khách càng đổ về bãi biển xung quanh để tắm.
< Ba cô gái này liên tục gọi điện tìm thuê khách sạn. Nhiều du khách không đặt được chỗ phải liên hệ các nhà dân.
- Theo VnExpress
< Đường vào đảo Tuần Châu, Hạ Long tắc nghẽn chiều 30/4. Du khách phải xuống xe đi bộ vào trong.
Chương trình Carnaval sẽ diễn ra từ 20h đến 23h ngày 1/5 tại khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, với sự tham gia của gần 4.000 diễn viên. Ba đoàn quốc tế gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Lào cũng đến tham dự.
< Các lối ra vào đảo đều ùn ứ ôtô.
< Người lái xe ôm mời chào khách đi bộ.
Tại buổi họp báo chiều 30/4, ông Trịnh Đăng Thanh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Quảng Ninh cho biết, riêng ngày 29/4 có hơn 24.000 lượt khách tới thăm quan Vịnh Hạ Long - lập kỷ lục lượng khách đến nhiều nhất trong một ngày.
< Du khách mệt mỏi, vật vờ trên bãi cỏ.
Đến 16h ngày 30/4, Hạ Long đón tiếp 15.000 lượt khách.
< Bãi gửi xe máy tại bến tàu du lịch.
< Thời tiết Hạ Long khoảng 34 độ C, lý tưởng cho việc dạo chơi. Ảnh là một góc bãi biển.
< Càng về chiều, khách càng đổ về bãi biển xung quanh để tắm.
< Ba cô gái này liên tục gọi điện tìm thuê khách sạn. Nhiều du khách không đặt được chỗ phải liên hệ các nhà dân.
- Theo VnExpress
Những ngôi làng kỳ lạ nhất Việt Nam
Với óc sáng tạo độc đáo cùng môi trường sống phong phú, Việt Nam có rất nhiều những làng quê đặc biệt, kỳ lạ.
Trong số đó phải kể đến làng có nhiều cặp sinh đôi nhất, làng có hình cá chép, làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong...
Làng có nhiều cặp sinh đôi nhất
Với hàng chục cặp sinh đôi, cặp cao nhất đã ngoài 60, cặp nhỏ nhất mới 2-3 tuổi, ấp Hưng Hiệp Nằm, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) là làng nắm giữ kỷ lục có nhiều cặp sinh đôi nhất cả nước.
Vào năm 2007, cả xã Hưng Lộc có hơn 60 cặp sinh đôi thì ấp Hưng Hiệp có tới 40 cặp. Từ đó, người ta gọi ấp Hưng Hiệp với cái tên “làng sinh đôi”. Đến nay, xã có gần 100 cặp song sinh thì Hưng Hiệp đã chiếm 70 cặp.
< Một trong những cặp song sinh ở ấp Hưng Hiệp (Đồng Nai).
Vài năm gần đây, số lượng các cặp song sinh không tăng lên nhưng những câu chuyện đồn đoán, kỳ lạ về hiện tượng này vẫn được người ta lan truyền. Đó là chuyện về những giấc mơ kỳ lạ của các gia đình trước khi họ có những cặp song sinh.
Nhiều người nơi đây kể lại, hầu như những bà mẹ từng sinh đôi đều có một điểm chung là trong thời kỳ mang thai, họ nằm mơ thấy hai đứa trẻ giống nhau đang chơi đùa trong sân nhà. Sau đó, họ hạ sinh những đứa trẻ đúng như trong giấc mơ(?)
Những câu chuyện khác về nguyên nhân có các cặp sinh đôi là do nguồn nước của ấp Hưng Hiệp cũng trở nên bí ẩn khi được mọi người truyền tai nhau. Người ta cho rằng hiện tượng sinh đôi ở ấp và xã là do mạch nước giếng ở đây rất đặc biệt nhất là ở ấp Hưng Hiệp.
Vì thế, khi được dân khắp các vùng biết đến là làng sinh đôi, tin đồn về nguồn nước của ấp Hưng Hiệp có khả năng chữa bệnh hiếm muộn cũng được lan truyền. Rất đông người hiếm muộn từ Tây Nguyên, TP HCM, Long An đến tận Nha Trang về đây xin nước giếng về uống cầu mong có con.
Dù người ta chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng sinh đôi ở ấp Hưng Hiệp và một số ấp khác của xã Hưng Lộc nhưng cuộc sống những người dân làng sinh đôi vẫn bình yên, đầm ấm. Các cặp song sinh lớn lên và có cuộc sống như bao người bình thường khác.
Ngôi làng "hình cá chép" độc nhất
Làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn có tên gọi là "Hành Cung Trang" được thành lập vào khoảng năm 1500. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ Tục Khả Phong". Điều đáng khâm phục là ngay từ khi lập làng các cư dân nơi đây đã có ý thức quy hoạch một không gian sống hết sức khoa học, quy củ: hình cá chép.
Bao quanh làng là hai nhánh của một con sông nhỏ rộng khoảng 7m, được gọi là sông Con (để phân biệt với sông Cái - sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng). Theo các bậc cao niên trong làng, có hai giả thiết về việc hình thành lên con sông này.
< Làng hình cá chép ở Nam Định.
Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng được tạo thành một cách tự nhiên, những cư dân đến ở chỉ là người khai khẩn, chỉnh trang lại như địa thế ngày nay. Giả thiết thứ hai được nhiều người tán thành hơn, đó là chính những cư dân đầu tiên đã "quy hoạch" ngôi làng và tiến hành đào lên hai con sông theo ý đồ trước đó, nhằm mục đích phù hợp với phong thủy và ngăn giặc cướp.
Điều làm nên sự kỳ ảo của hai nhánh con sông này chính là việc nó đã tạo hình dáng con cá chép của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, hai nhánh con sông như những đường viền ngăn cách ngôi làng với vùng đất bên cạnh, khiến cho khu đất bên trong hiện lên hình dáng "lý ngư", những cây cầu xung quanh làng cũng được xây dựng ở vị trí tương ứng với các loại vây trên mình cá, tại phần đầu cá còn có một chiếc giếng khơi, nước trong vắt nên được gọi là giếng Mắt cá.
Nếu coi làng Hành Thiện như một chú cá chép thì vùng đất từ giữa bụng cá trở lên đến mang cá được quy hoạch làm nơi sinh sống của dân cư trong làng.
< Đình làng.
Trong khu vực này hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắt ngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa và các ngôi nhà được xây dựng hai bên. Phần đầu cá được quy định làm nơi họp chợ của cả làng, tại đuôi cá là khu nghĩa trang và chùa miếu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Nhìn tổng thể mặt địa lý làng Hành Thiện ta không thể không khâm phục óc tưởng tượng của các cư dân cách đây hơn 510 năm, theo như tài liệu để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, "mưa gió bùn đất không bén gót chân", bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước được xây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụt bởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánh con sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ.
Ngày nay về cơ bản làng vẫn giữ nguyên hình dạng như thửa sơ khai…
Làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong
Đó là làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Vốn làng có nghề gốm cho nên từ nhiều đời nay, người dân tận dụng những chiếc tiểu sành (đựng hài cốt) vỡ, hỏng không bán được để xây tường.
Chính bởi những tiểu sành này rỗng bên trong, lại có những lỗ nhỏ bên ngoài nên được loài ong “tận dụng” làm thành tổ của mình. Vì thế, mỗi bức tường nhà của người dân Thổ Hà có đến vài ba chục đàn ong sinh sống.
Mặc dù vậy, như một thứ luật bất thành văn, chủ mỗi ngôi nhà có ong trú ngụ không bao giờ được lấy mật bởi có thế khiến chúng bỏ đi hoặc tấn công nguy hiểm. Đã có trường hợp, kẻ chộm vào nhà người dân nơi đây lấy chộm mật và bị ong đuổi cho chối chết.
Làng trai ở vậy... cho gái thèm
Bộng Dầu (Quảng Nam) nơi vốn nổi tiếng với trái bòn bon từng được mệnh danh là “Nam trân” (trái quý ở phương Nam) hàng chục năm qua còn mang tên là xóm đàn ông độc thân.
Làng có 28 hộ với gần 150 người nhưng đến nay đàn ông trong xóm đa phần đã đến độ tuổi kết hôn mà vẫn chưa lập gia đình. Người ta đến với làng này trước sau chỉ thấy đàn ông không vợ.
Không phải vì đàn ông xứ này có vấn đề về sinh lý, bởi những lần tụ lại bên mâm rượu, chủ đề của họ vẫn là phụ nữ, vẫn nói chuyện gái trai như bao người khác. Cũng không phải họ tôn thờ chủ nghiã tự do, không muốn ràng buộc vợ con mà phần nhiều là do hoàn cảnh. Đa số đàn ông ở Bộng Dầu rất nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt phải ở vậy...
Cái nghèo khiến đàn ông làng Bộng Dầu cũng đã bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc với nhiều nghề để sống nhưng rồi cuối cùng quay trở về cố hương để đi phụ hồ, làm cát sỏi kiếm ngày dăm bảy chục ngàn nuôi thân và nuôi cha mẹ già. Vì thế họ luôn canh cánh một nỗi niềm: lấy vợ rồi sống bằng gì, có lo được cho gia đình không hay lại làm khổ vợ, khổ con.
Giờ đây, ánh điện đã thắp sáng khắp nơi, những phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã có thể đến từng góc nhà của xóm Bộng Dầu, hy vọng một ngày không xa, những người đàn ông Bộng Dầu không còn phải đơn độc.
Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên
< Người Êđê làng Krông Ana (Đắk Lắk) vẫn xơi tất những loại sâu bọ.
Đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau, sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá.
Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng với loài sâu muồng phá hại cây cối mùa màng, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp "lấy độc trị độc”: bắt "giặc cây” đem về chế biến thành món ăn.
Ban đầu khi mới ăn sâu, không ít người dân sợ bị bệnh tật vào người nhưng sau này ăn nhiều họ lại trở nên nghiện món ăn quái đản này. Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến các cây muồng bắt sâu đem về ăn. Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ.
Sâu được bà con nơi đây chế biến thành nhiều món như: hấp, rán, xào, nướng.
- Theo Datviet và nhiều nguồn khác.
Trong số đó phải kể đến làng có nhiều cặp sinh đôi nhất, làng có hình cá chép, làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong...
Làng có nhiều cặp sinh đôi nhất
Với hàng chục cặp sinh đôi, cặp cao nhất đã ngoài 60, cặp nhỏ nhất mới 2-3 tuổi, ấp Hưng Hiệp Nằm, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) là làng nắm giữ kỷ lục có nhiều cặp sinh đôi nhất cả nước.
Vào năm 2007, cả xã Hưng Lộc có hơn 60 cặp sinh đôi thì ấp Hưng Hiệp có tới 40 cặp. Từ đó, người ta gọi ấp Hưng Hiệp với cái tên “làng sinh đôi”. Đến nay, xã có gần 100 cặp song sinh thì Hưng Hiệp đã chiếm 70 cặp.
< Một trong những cặp song sinh ở ấp Hưng Hiệp (Đồng Nai).
Vài năm gần đây, số lượng các cặp song sinh không tăng lên nhưng những câu chuyện đồn đoán, kỳ lạ về hiện tượng này vẫn được người ta lan truyền. Đó là chuyện về những giấc mơ kỳ lạ của các gia đình trước khi họ có những cặp song sinh.
Nhiều người nơi đây kể lại, hầu như những bà mẹ từng sinh đôi đều có một điểm chung là trong thời kỳ mang thai, họ nằm mơ thấy hai đứa trẻ giống nhau đang chơi đùa trong sân nhà. Sau đó, họ hạ sinh những đứa trẻ đúng như trong giấc mơ(?)
Những câu chuyện khác về nguyên nhân có các cặp sinh đôi là do nguồn nước của ấp Hưng Hiệp cũng trở nên bí ẩn khi được mọi người truyền tai nhau. Người ta cho rằng hiện tượng sinh đôi ở ấp và xã là do mạch nước giếng ở đây rất đặc biệt nhất là ở ấp Hưng Hiệp.
Vì thế, khi được dân khắp các vùng biết đến là làng sinh đôi, tin đồn về nguồn nước của ấp Hưng Hiệp có khả năng chữa bệnh hiếm muộn cũng được lan truyền. Rất đông người hiếm muộn từ Tây Nguyên, TP HCM, Long An đến tận Nha Trang về đây xin nước giếng về uống cầu mong có con.
Dù người ta chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng sinh đôi ở ấp Hưng Hiệp và một số ấp khác của xã Hưng Lộc nhưng cuộc sống những người dân làng sinh đôi vẫn bình yên, đầm ấm. Các cặp song sinh lớn lên và có cuộc sống như bao người bình thường khác.
Ngôi làng "hình cá chép" độc nhất
Làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn có tên gọi là "Hành Cung Trang" được thành lập vào khoảng năm 1500. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ Tục Khả Phong". Điều đáng khâm phục là ngay từ khi lập làng các cư dân nơi đây đã có ý thức quy hoạch một không gian sống hết sức khoa học, quy củ: hình cá chép.
Bao quanh làng là hai nhánh của một con sông nhỏ rộng khoảng 7m, được gọi là sông Con (để phân biệt với sông Cái - sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng). Theo các bậc cao niên trong làng, có hai giả thiết về việc hình thành lên con sông này.
< Làng hình cá chép ở Nam Định.
Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng được tạo thành một cách tự nhiên, những cư dân đến ở chỉ là người khai khẩn, chỉnh trang lại như địa thế ngày nay. Giả thiết thứ hai được nhiều người tán thành hơn, đó là chính những cư dân đầu tiên đã "quy hoạch" ngôi làng và tiến hành đào lên hai con sông theo ý đồ trước đó, nhằm mục đích phù hợp với phong thủy và ngăn giặc cướp.
Điều làm nên sự kỳ ảo của hai nhánh con sông này chính là việc nó đã tạo hình dáng con cá chép của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, hai nhánh con sông như những đường viền ngăn cách ngôi làng với vùng đất bên cạnh, khiến cho khu đất bên trong hiện lên hình dáng "lý ngư", những cây cầu xung quanh làng cũng được xây dựng ở vị trí tương ứng với các loại vây trên mình cá, tại phần đầu cá còn có một chiếc giếng khơi, nước trong vắt nên được gọi là giếng Mắt cá.
Nếu coi làng Hành Thiện như một chú cá chép thì vùng đất từ giữa bụng cá trở lên đến mang cá được quy hoạch làm nơi sinh sống của dân cư trong làng.
< Đình làng.
Trong khu vực này hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắt ngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa và các ngôi nhà được xây dựng hai bên. Phần đầu cá được quy định làm nơi họp chợ của cả làng, tại đuôi cá là khu nghĩa trang và chùa miếu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Nhìn tổng thể mặt địa lý làng Hành Thiện ta không thể không khâm phục óc tưởng tượng của các cư dân cách đây hơn 510 năm, theo như tài liệu để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, "mưa gió bùn đất không bén gót chân", bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước được xây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụt bởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánh con sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ.
Ngày nay về cơ bản làng vẫn giữ nguyên hình dạng như thửa sơ khai…
Làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong
Đó là làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Vốn làng có nghề gốm cho nên từ nhiều đời nay, người dân tận dụng những chiếc tiểu sành (đựng hài cốt) vỡ, hỏng không bán được để xây tường.
Chính bởi những tiểu sành này rỗng bên trong, lại có những lỗ nhỏ bên ngoài nên được loài ong “tận dụng” làm thành tổ của mình. Vì thế, mỗi bức tường nhà của người dân Thổ Hà có đến vài ba chục đàn ong sinh sống.
Mặc dù vậy, như một thứ luật bất thành văn, chủ mỗi ngôi nhà có ong trú ngụ không bao giờ được lấy mật bởi có thế khiến chúng bỏ đi hoặc tấn công nguy hiểm. Đã có trường hợp, kẻ chộm vào nhà người dân nơi đây lấy chộm mật và bị ong đuổi cho chối chết.
Làng trai ở vậy... cho gái thèm
Bộng Dầu (Quảng Nam) nơi vốn nổi tiếng với trái bòn bon từng được mệnh danh là “Nam trân” (trái quý ở phương Nam) hàng chục năm qua còn mang tên là xóm đàn ông độc thân.
Làng có 28 hộ với gần 150 người nhưng đến nay đàn ông trong xóm đa phần đã đến độ tuổi kết hôn mà vẫn chưa lập gia đình. Người ta đến với làng này trước sau chỉ thấy đàn ông không vợ.
Không phải vì đàn ông xứ này có vấn đề về sinh lý, bởi những lần tụ lại bên mâm rượu, chủ đề của họ vẫn là phụ nữ, vẫn nói chuyện gái trai như bao người khác. Cũng không phải họ tôn thờ chủ nghiã tự do, không muốn ràng buộc vợ con mà phần nhiều là do hoàn cảnh. Đa số đàn ông ở Bộng Dầu rất nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt phải ở vậy...
Cái nghèo khiến đàn ông làng Bộng Dầu cũng đã bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc với nhiều nghề để sống nhưng rồi cuối cùng quay trở về cố hương để đi phụ hồ, làm cát sỏi kiếm ngày dăm bảy chục ngàn nuôi thân và nuôi cha mẹ già. Vì thế họ luôn canh cánh một nỗi niềm: lấy vợ rồi sống bằng gì, có lo được cho gia đình không hay lại làm khổ vợ, khổ con.
Giờ đây, ánh điện đã thắp sáng khắp nơi, những phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã có thể đến từng góc nhà của xóm Bộng Dầu, hy vọng một ngày không xa, những người đàn ông Bộng Dầu không còn phải đơn độc.
Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên
< Người Êđê làng Krông Ana (Đắk Lắk) vẫn xơi tất những loại sâu bọ.
Đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau, sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá.
Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng với loài sâu muồng phá hại cây cối mùa màng, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp "lấy độc trị độc”: bắt "giặc cây” đem về chế biến thành món ăn.
Ban đầu khi mới ăn sâu, không ít người dân sợ bị bệnh tật vào người nhưng sau này ăn nhiều họ lại trở nên nghiện món ăn quái đản này. Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến các cây muồng bắt sâu đem về ăn. Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ.
Sâu được bà con nơi đây chế biến thành nhiều món như: hấp, rán, xào, nướng.
- Theo Datviet và nhiều nguồn khác.
Sunday, April 29, 2012
Huyền thoại 'miền gái đẹp' Nha Mân.
Mỗi lần có dịp về đây, cánh mày râu thường xì xầm vào tai nhau câu chuyện về vẻ đẹp làm mê đắm lòng người của những cô gái miệt vườn sông nước.
Có thể nói, ở đâu, khắp vùng ‘gạo trắng nước trong’ này, chúng ta cũng có thế gặp những cô thôn nữ với vẻ đẹp mặn mà trời ban. Vậy nhưng, nơi được coi là ‘vương quốc mỹ nữ’ miền Tây phải kể đến là Nha Mân, một ngôi làng nhỏ nằm yên bình bên bờ sông Tiền đầy mơ mộng.
Nha Mân là địa danh thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Hàng trăm năm nay, Nha Mân nổi danh là vùng đất có nhiều người đẹp.
Ở ĐBSCL có lẽ câu ca dao “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh/Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” là đúc kết khá chính xác về những miền gái đẹp vùng này. Con gái Nha Mân đẹp nhờ sống ở vùng đất trái ngọt cây lành hay đẹp vì là hậu duệ của lớp cung tần mỹ nữ khắp vùng miền hội tụ vẫn chưa có giải đáp thỏa đáng…
Trận thủy chiến trên sông Tiền
Theo những bậc cao niên ở Nha Mân và một số tài liệu ghi lại, khoảng giữa năm 1784 mượn cớ giúp Chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, khoảng 2 vạn quân Xiêm đã theo hai đường thủy bộ tiến vào địa phận Kiên Giang. Liên quân này có thêm 4.000 lính của Chúa Nguyễn Ánh.
Đến cuối năm 1784, liên quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất ở phía tây thành Gia Định. Họ cho đóng quân ở vùng Trà Tân (nay thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) để dự trữ lương thảo, khí tài chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. Lúc này, Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử hàng trăm người cũng trú tại đây.
Cuối năm 1784, khi liên quân Xiêm - Nguyễn uy hiếp cả thành Mỹ Tho và Gia Định thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ liền đưa 2 vạn quân từ Quy Nhơn xuôi xuống thành Mỹ Tho quyết chiến với quân Xiêm. Sau khi điều nghiên địa hình, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Tiền từ rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6-7km (nay thuộc địa phận huyện Châu Thành, Tiền Giang) làm chiến trường quyết chiến với liên quân Xiêm - Nguyễn.
Đêm 18/1/1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công Mỹ Tho. Khi liên quân Xiêm – Nguyễn vừa lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn, từ hai bờ sông Tiền và dọc bờ cù lao Thới Sơn, các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra uy hiếp dữ dội.
Những chiến thuyền Tây Sơn từ những nhánh rạch nhỏ kéo ra chặn đánh đầu, số khác xông ra đánh vỗ hông nhằm chia cắt đội hình và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Cùng lúc ấy những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy... Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và gần 3 vạn quân Xiêm - Nguyễn bị phá tan.
Cung tần thành nông dân
Bây giờ giao thông thuận lợi, gái đẹp đi lấy chồng xa nhiều lắm. Trai làng này ít người lấy được vợ Nha Mân thành ra phải lấy vợ xứ khác, con cái sinh ra tuy vẫn còn đẹp nhưng không được như trước nữa...
Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử và một ít tùy tùng đang đóng quân ở Trà Tân nghe tàn quân báo hung tin thất trận vội quay thuyền chạy theo sông Tiền tìm đường thoát thân. Bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, hàng trăm cung tần mỹ nữ chân yếu tay mềm bỗng chốc trở thành “của nợ”. Nhiều người trong số này chịu đựng không nổi cực khổ trên đường trốn chạy nên Chúa Nguyễn Ánh đành gạt nước mắt, bấm bụng bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ dọc đường.
Để “nhẹ gánh loạn ly”, những mỹ nhân được ban cho ít vàng bạc rồi lên tá túc ở các làng bên bờ sông Tiền, nay thuộc Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp) và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới, An Giang). Theo lời kể của các cụ cao niên, những nhan sắc khuynh nước khuynh thành này nói đủ các giọng ở nhiều vùng miền, nhưng lại hiếm người miền Tây Nam Bộ.
Ông Tám Khai - một người sống gần cả thế kỷ bên bờ Nha Mân cho rằng, chính nhờ nguồn “gen” cung phi mỹ nữ lưu truyền mà xứ Nha Mân mới có nhiều thiếu nữ đẹp như hôm nay. Tương truyền, những mỹ nhân bị “bỏ rơi” đều lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ.
Theo nhận xét của nhiều người, nhóm mỹ nữ dạt vào cù lao Ông Chưởng cũng lấy chồng, cũng tạo được một “miền gái đẹp” nhưng không nổi tiếng bằng con gái Nha Mân. “Hồi nhỏ, tôi nghe ông bà kể lại người đẹp xứ Nha Mân đếm không kể xiết. Khoảng đầu thế kỷ thứ 20, các vua xứ Cao Miên mang vàng bạc châu báu xuôi dòng sông Tiền sang tận “miền gái đẹp” Nha Mân để tìm ý trung nhân” - ông Tám Khai quả quyết.
Người Nha Mân vẫn tự hào vì đàn bà xứ này đẻ 10 đứa con gái thì hết 9 đứa là người đẹp, đứa còn lại cũng trên trung bình. Trong những ngày xuân, trên những con đường dọc theo các bờ kênh, bờ rạch đi dọc hai bờ rạch lúc nào cũng nườm nượp đàn bà con gái đẹp quần là áo lượt muôn màu sắc ngược xuôi, kẻ vào trong ngọn, người ra ngoài vàm thăm viếng thân nhân, bạn bè, nhìn không chán mắt.
Nhưng khi mà cuộc sống đang có những thay đổi chóng mặt, hòa chung trong dòng chảy xã hội của đất nước, những người con gái Nha Mân cũng theo nhau lên thành phố, sang nước ngoài theo tiếng gọi của cuộc sống mưu sinh. Họ có thể là một cô dâu xứ Hàn giàu sang, một công nhân chăm chỉ trên đất Sài thành hoa lệ hay một trong hàng ngàn số phận của những người con gái khác.
Chính điều này đã làm thất vọng không ít những khách đường xa và cả chính những chàng trai nơi đây nếu có ý định chiêm ngưỡng nhan sắc con gái Nha Mân. Có lẽ, như anh Tâm, chủ quán cà phê cóc chúng tôi ngồi lúc nãy nói, giờ, muốn ngắm con gái Nha Mân có lẽ phải ra cổng trường trung học ngoài ngã ba kia may ra mới có chứ không thì…
- Theo Datviet, Tamtay và nhiều nguồn ảnh khác.
Có thể nói, ở đâu, khắp vùng ‘gạo trắng nước trong’ này, chúng ta cũng có thế gặp những cô thôn nữ với vẻ đẹp mặn mà trời ban. Vậy nhưng, nơi được coi là ‘vương quốc mỹ nữ’ miền Tây phải kể đến là Nha Mân, một ngôi làng nhỏ nằm yên bình bên bờ sông Tiền đầy mơ mộng.
Nha Mân là địa danh thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Hàng trăm năm nay, Nha Mân nổi danh là vùng đất có nhiều người đẹp.
Ở ĐBSCL có lẽ câu ca dao “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh/Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” là đúc kết khá chính xác về những miền gái đẹp vùng này. Con gái Nha Mân đẹp nhờ sống ở vùng đất trái ngọt cây lành hay đẹp vì là hậu duệ của lớp cung tần mỹ nữ khắp vùng miền hội tụ vẫn chưa có giải đáp thỏa đáng…
Trận thủy chiến trên sông Tiền
Theo những bậc cao niên ở Nha Mân và một số tài liệu ghi lại, khoảng giữa năm 1784 mượn cớ giúp Chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, khoảng 2 vạn quân Xiêm đã theo hai đường thủy bộ tiến vào địa phận Kiên Giang. Liên quân này có thêm 4.000 lính của Chúa Nguyễn Ánh.
Đến cuối năm 1784, liên quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất ở phía tây thành Gia Định. Họ cho đóng quân ở vùng Trà Tân (nay thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) để dự trữ lương thảo, khí tài chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. Lúc này, Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử hàng trăm người cũng trú tại đây.
Cuối năm 1784, khi liên quân Xiêm - Nguyễn uy hiếp cả thành Mỹ Tho và Gia Định thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ liền đưa 2 vạn quân từ Quy Nhơn xuôi xuống thành Mỹ Tho quyết chiến với quân Xiêm. Sau khi điều nghiên địa hình, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Tiền từ rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6-7km (nay thuộc địa phận huyện Châu Thành, Tiền Giang) làm chiến trường quyết chiến với liên quân Xiêm - Nguyễn.
Đêm 18/1/1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công Mỹ Tho. Khi liên quân Xiêm – Nguyễn vừa lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn, từ hai bờ sông Tiền và dọc bờ cù lao Thới Sơn, các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra uy hiếp dữ dội.
Những chiến thuyền Tây Sơn từ những nhánh rạch nhỏ kéo ra chặn đánh đầu, số khác xông ra đánh vỗ hông nhằm chia cắt đội hình và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Cùng lúc ấy những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy... Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và gần 3 vạn quân Xiêm - Nguyễn bị phá tan.
Cung tần thành nông dân
Bây giờ giao thông thuận lợi, gái đẹp đi lấy chồng xa nhiều lắm. Trai làng này ít người lấy được vợ Nha Mân thành ra phải lấy vợ xứ khác, con cái sinh ra tuy vẫn còn đẹp nhưng không được như trước nữa...
Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử và một ít tùy tùng đang đóng quân ở Trà Tân nghe tàn quân báo hung tin thất trận vội quay thuyền chạy theo sông Tiền tìm đường thoát thân. Bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, hàng trăm cung tần mỹ nữ chân yếu tay mềm bỗng chốc trở thành “của nợ”. Nhiều người trong số này chịu đựng không nổi cực khổ trên đường trốn chạy nên Chúa Nguyễn Ánh đành gạt nước mắt, bấm bụng bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ dọc đường.
Để “nhẹ gánh loạn ly”, những mỹ nhân được ban cho ít vàng bạc rồi lên tá túc ở các làng bên bờ sông Tiền, nay thuộc Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp) và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới, An Giang). Theo lời kể của các cụ cao niên, những nhan sắc khuynh nước khuynh thành này nói đủ các giọng ở nhiều vùng miền, nhưng lại hiếm người miền Tây Nam Bộ.
Ông Tám Khai - một người sống gần cả thế kỷ bên bờ Nha Mân cho rằng, chính nhờ nguồn “gen” cung phi mỹ nữ lưu truyền mà xứ Nha Mân mới có nhiều thiếu nữ đẹp như hôm nay. Tương truyền, những mỹ nhân bị “bỏ rơi” đều lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ.
Theo nhận xét của nhiều người, nhóm mỹ nữ dạt vào cù lao Ông Chưởng cũng lấy chồng, cũng tạo được một “miền gái đẹp” nhưng không nổi tiếng bằng con gái Nha Mân. “Hồi nhỏ, tôi nghe ông bà kể lại người đẹp xứ Nha Mân đếm không kể xiết. Khoảng đầu thế kỷ thứ 20, các vua xứ Cao Miên mang vàng bạc châu báu xuôi dòng sông Tiền sang tận “miền gái đẹp” Nha Mân để tìm ý trung nhân” - ông Tám Khai quả quyết.
Người Nha Mân vẫn tự hào vì đàn bà xứ này đẻ 10 đứa con gái thì hết 9 đứa là người đẹp, đứa còn lại cũng trên trung bình. Trong những ngày xuân, trên những con đường dọc theo các bờ kênh, bờ rạch đi dọc hai bờ rạch lúc nào cũng nườm nượp đàn bà con gái đẹp quần là áo lượt muôn màu sắc ngược xuôi, kẻ vào trong ngọn, người ra ngoài vàm thăm viếng thân nhân, bạn bè, nhìn không chán mắt.
Nhưng khi mà cuộc sống đang có những thay đổi chóng mặt, hòa chung trong dòng chảy xã hội của đất nước, những người con gái Nha Mân cũng theo nhau lên thành phố, sang nước ngoài theo tiếng gọi của cuộc sống mưu sinh. Họ có thể là một cô dâu xứ Hàn giàu sang, một công nhân chăm chỉ trên đất Sài thành hoa lệ hay một trong hàng ngàn số phận của những người con gái khác.
Chính điều này đã làm thất vọng không ít những khách đường xa và cả chính những chàng trai nơi đây nếu có ý định chiêm ngưỡng nhan sắc con gái Nha Mân. Có lẽ, như anh Tâm, chủ quán cà phê cóc chúng tôi ngồi lúc nãy nói, giờ, muốn ngắm con gái Nha Mân có lẽ phải ra cổng trường trung học ngoài ngã ba kia may ra mới có chứ không thì…
- Theo Datviet, Tamtay và nhiều nguồn ảnh khác.
Subscribe to:
Posts (Atom)